Công chúa An Tư
An Tư là vị công chúa nổi tiếng trong lịch sử nhà Trần. Bà phải kết hôn với tướng giặc là Trấn Nam vương Thoát Hoan để giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285.
Theo sử sách ghi chép lại, bà là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của Trần Thánh Tông, hoàng cô của Trần Nhân Tông. Những thông tin khác như năm sinh, năm mất, thân mẫu hoàn toàn không có.
Trước khi trở thành dâu Mông Cổ, bà từng được hoàng tộc định hôn phối với Chiêu Thành Vương Trần Thông. Tuy nhiên, Bảo Tàng Lịch Sử lại tương truyền công chúa An Tư yêu đơn phương Yết Kiêu.
Mặc dù được sống trong nhung lụa nhưng công chúa An Tư không được quyền tự do lựa chọn hạnh phúc. Khi quân Nguyên liên tiếp xâm lược bờ cõi đất Việt, An Tư bị hoàng tộc nhà Trần đem đi hòa thân ở Mông Cổ, gả cho Thái Tử Thoát Hoan.
Không rõ cuộc sống của An Tư công chúa trên đất Mông Cổ ra sao nhưng nhờ có đóng góp của bà mà quân đội nhà Trần có những phản công quyết liệt trên khắp các mặt trần khiến triều Nguyên không kịp trở tay và nhận lấy thất bại cay đắng.
Công chúa Ngọc Anh
Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh (1790 – 1850) là con gái thứ 3 của vua Gia Long và Chiêu dung Lâm Thức. Bà có một mối tình đơn phương với nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư. Mối tình này đã khiến cho công chúa triều Nguyễn có một kết cục bi thảm.
Năm 1801, Nguyễn Ánh trên đường chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã dừng chân tại chùa Đại Giác thuộc xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên. Công chúa Ngọc Anh lúc này xin với cha cho được ở lại chùa xuất gia và ẩn mình nơi cửa Phật.
Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và đóng đô ở Huế. Công chúa Ngọc Anh trở về kinh thành theo chiếu thư triệu hồi của vua cha nhưng trong lòng vẫn còn lưu luyến cuộc sống thanh bạch, không vướng bụi trần chốn cửa Phật.
Bà nguyện không lấy chồng, thành tâm ăn chay niệm Phật nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi “lưới tình”.
Thuở ấy đất phương Nam có một vị thiền sư nổi tiếng tên Liễu Đạt Thiệt Thành. Vị thiền sư có dáng người cao to, gương mặt tuấn tú, phúc hậu, giọng nói truyền cảm, dáng vẻ oai nghiêm, đĩnh đạc và có tài hùng biện. Cộng thêm kiến thức uyên bác, vị thiền sư này được nhiều người kính trọng, mến mộ.
Khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, công chúa Ngọc Anh cũng đem lòng say đắm, thương nhớ. Bà còn đề nghị thiền sư phá giới để nên duyên cùng mình.
Thiền sư vì muốn tránh duyên trần nên ngày ngày giảng giải phật pháp cho công chúa nhà Nguyễn. Thiền sư viện cớ trở về chùa Từ Ân chịu tang sư phụ rồi ở lại luôn, công chúa Ngọc Anh cũng vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân.
Mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện trong thời gian công chúa ở chùa. Một hôm, thiền sư biến mất, công chúa buồn bã không thiết ăn uống. Một thị giả của thiền sư vì sợ công chúa có mệnh hệ không tốt mới tiết lộ thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất 2 năm.
Công chúa Ngọc Anh nghe thấy vậy liền tìm đến đây. Thiền Sư không muốn gặp mặt, không chịu trả lời. Bà xin được nhìn thấy bàn tay của thiền sư trước khi ra về. Thiền sư trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, công chúa vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc.
Khuya đêm đó, người ta bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Tịnh thất và xác thân thiền sư cháy tiêu. Công chúa Ngọc Anh vì quá đau buồn mà ngày hôm sau đã uống độc dược quyên sinh ngay tại chùa.
Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep