Na Tra và Tôn Ngộ Không đều là những nhân vật có sức mạnh phi phàm trong truyền thuyết. Trong thần thoại cổ đại Trung Hoa, chỉ có 2 nhân vật có đủ gan náo loạn Long Cung đó chính là Na Tra và Tôn Ngộ Không.
Na Tra vốn là một nhân vật có mặt trong thần thoại dân gian cũng như một số tiểu thuyết cổ của Trung Hoa như Phong thần diễn nghĩa hay Tâu Du Ký dưới hình hài một đứa trẻ. Na Tra sở hữu một sức mạnh vô biên của một tướng tiên phong của Thiên binh với rất nhiều bảo bối trong tay như Hỏa tiêm thương, vòng Càn khôn, dải lụa Hỗn Thiên Lăng, Phong hỏa luân (bánh xe gió lửa),...
Pháp lực của Na Tra thuộc hàng mạnh nhất trong tiên giới, Na Tra có thể biến thành ba đầu sáu tay, mỗi tay đều cầm một vũ khí để chiến đấu.
Phải nói là sự ưu ái của Na Tra dành cho Tôn Ngôn Không khá nhiều. Trong tập Kim Giác, Ngân Giác, để thực hiện mục đích đánh tráo Tử Kim Hồ Lô, Tôn Ngộ Không đã khoác lác rằng chiếc Hồ Lô giả của mình có thể nuốt trời.
Na Tra nhiều lần xuất hiện giúp Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không lên trời tìm sự giúp đỡ. Ngọc Đế lúc đó biểu hiện không hài lòng nhưng Na Tra đã ra mặt đề xuất phương pháp dùng Tạo Hoàng Kỳ để che đi ánh sáng của Nhật Tinh. Vì vậy Ngọc Hoàng mới đồng ý.
Đến tập về Độc Giác tỷ thì Na Tra cũng từng nể lời Tôn Ngộ Không để đọ sức với yêu quái và rồi mất hết binh khí.
Khó khăn nhất là khi Ngộ Không và Bát Giới đấu với Ngưu Ma Vương. Ngưu Ma Vương, nguyên tác viết rằng: "Ma Vương đó anh dũng mạnh mẽ, cùng Bát Giới và Ngộ Không đánh qua đấu lại, đấu cả một đêm không phân thắng bại". Chứng tỏ Ngưu Ma Vương không hề e ngại hai đồ đệ của Đường Tăng liên thủ.
Lúc này phải nhờ đến Na Tra, nguyên tác viết: "Na Tra biến thành ba đầu sáu tay, phi thân đuổi theo, phóng hỏa luân và sử dụng chân hỏa thiêu đốt, khiến cho Ngưu Vương lắc đầu quẫy đuôi dãy dụa khổ sở".
Từ những chi tiết trên, nhiều người đã đặt câu hỏi, vì sao Na Tra lại "đối xử" tốt với Ngộ Không như vậy?
Có giải thuyết cho rằng, giữa Ngộ Không và Na Tra có nhiều điểm tương đồng, tạo cảm giác thân thiết, chính vì thế mà Na Tra không ngần ngại nhiều lần ra mắt giúp đỡ Ngộ Không.
Theo đó, trong nguyên tác Tây du ký ở trận đối đầu giữa Tôn Ngộ Không và Na Tra tại Hoa Quả Sơn có viết rằng: "Lục Bích Na Tra Thái Tử, Thiên Sinh Mỹ Thạch Hầu Vương, kỳ phùng địch thủ, chính ngộ bản nguyên lưu".
"Bản nguyên lưu" chính là chỉ nguồn gốc của hai người. Na Tra do Linh Châu chuyển thế, Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một viên Ngũ Sắc Thạch sau khi hấp thụ tinh hoa Nhật Nguyệt. Vì vậy Ngộ Không và Na Tra đều có chung nguồn gốc là những viên Linh Thạch nhận được linh khí của trời đất, tính tình và thói quen, thậm chí là cả hành vi cũng tương đối giống nhau.
Ngay đến "chiến tích" đầu tiên của hai nhân vật phi phàm này cũng giống nhau, đều liên quan đến "Đông Hải".
Vì vậy, Na Tra cảm thấy Ngộ Không giống mình, nên nhiều lần Tôn Ngộ Không trên đường đi thỉnh kinh gặp phải kiếp nạn Na Tra đã không quản ngại mà rat ay giúp đỡ.
Theo PV/Pháp luật và Bạn đọc