Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, tình trạng con cái khó chịu, hắt hủi cha mẹ khi về già, cũng như bất hiếu tranh giành tài sản không còn hiếm. Vậy làm sao để con cái có hiếu khi về già?
Bạn phải có tiền của riêng bạn và ngôi nhà của riêng bạn, càng nhiều tiền càng tốt
Sự hiếu thảo của con cái là điều bố mẹ nào cũng mong muốn (Ảnh minh họa)
Dù con cái của bạn có hiếu thảo hay không, chúng sẽ xoay quanh bạn về mặt tiền bạc. Khi bạn về già, việc có tiền hay không sẽ là hai điều hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn không có tiền trong tay, hoặc không dư dả, ít nhất con cái bạn sẽ không có ý muốn làm nũng trước mặt bạn và sẽ không nói chuyện, vây quanh bạn suốt ngày.
Nhiều người có thể nói rằng tiền bạc không quan trọng, nhưng đến nửa sau cuộc đời, khi hàng loạt khoản chi tiêu hay bệnh hiểm nghèo đang cần tiền gấp thì bạn sẽ xoay sở ra sao, tại sao không tiết kiệm từ bây giờ? Đừng đợi đến lúc cần tiền mới nhận ra tầm quan trọng của tiền, dù có tiếc nuối, hối hận cũng chẳng làm được gì.
Đặc biệt, đồng tiền có tác dụng rất hoàn hảo trong việc thu hút sự quan tâm của con cái. Dù điều này có vẻ tiêu cực nhưng nó là sự thật bởi cuộc sống bây giờ ngày càng thực dụng, thực tế, chỉ có tiền mới có thể kéo mọi người lại gần nhau hơn.
Thứ hai, đừng can thiệp vào việc của gia đình bọn trẻ, tự mình xoay sở mọi việc nhà bằng chính nỗ lực của mình, rồi mọi việc sẽ ổn thôi
(Ảnh minh họa)
Về già bạn phải học cách buông bỏ, trong việc nuôi dưỡng trẻ thì chúng ta chỉ cần định hướng cho con cái về những thứ đúng đắn, đáng theo đuổi là đủ. Nếu bạn đi quá sâu vào cuộc sống của con mình, quan tâm đến những việc bạn không cần quan tâm, bạn sẽ trở nên lạc lõng.
Hãy bình tĩnh để lập kế hoạch cho phần đời còn lại của mình, chăm sóc bản thân, tu dưỡng bản thân, phấn đấu về già không bệnh tật cho đến cuối đời.
Để rồi khi tất cả đã được chuẩn bị đầy đủ, mọi người trong gia đình gặp nhau sẽ chỉ còn những tiếng cười thay vì những cau có, bực bội thường thấy. Một cuộc sống riêng biệt với con cái tưởng như là điều xa cách nhưng nó lại như sợi dây vô hình kéo con cái lại gần cha mẹ hơn.
Giữ khoảng cách phù với con cái
(Ảnh minh họa)
Ở một khía cạnh nào đó, đôi khi không phải cứ ở gần con cái là tốt, bởi chúng ta và con cái là hai thế hệ khác nhau, lối sống và suy nghĩ khác nhau, nên có một khoảng cách phù hợp để không xảy ra những xích mích, va chạm không đáng có.
Kết luận
Để con cái có hiếu với bạn, tiền đề quan trọng là bạn phải có sự chuẩn bị từ trước cả về tài chính, lối sống, khoảng cách phù hợp với các con, thay vì áp đặt, phàn nàn quá nhiều về những thứ trong cuộc sống của con em mình. Hy vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ biết hướng cư xử, chuẩn bị để có thể có quãng thời gian hạnh phúc trong nửa cuối cuộc đời.
Theo Hạ Tú/Công lý & Xã hội