"Một người không vào miếu"
Câu tục ngữ "Một người không vào miếu" có nghĩa là không nên đi một mình đến miếu và những nơi vắng vẻ, nếu đi một mình thì khó mà đề phòng những người có ý đồ xấu.
Ngoài ra, trước đây trong miếu thường có những đồ dùng vật báu quý hiếm, nếu một mình đi vào miếu rất dễ bị tình nghi ăn cắp đồ. Bởi vậy mới có câu “một người không vào miếu”.
"Hai người không xem giếng"
Về phần câu thứ hai: "Hai người không nhìn giếng", giếng cổ thời xưa luôn có thành rất thấp, độ rủi ro cao nên rất nhiều trường hợp ngã xuống giếng mà tử vong.
Trong một trường hợp xấu, nếu hai người cùng xem giếng, bạn khó đề phòng người kia sẽ đẩy bạn xuống lúc mà bạn không chú ý. Đẩy bạn xuống có thể vì danh, có thể vì lợi, thậm chí vì những lý do khác mà bạn không thể nghĩ ra.
Ngoài ra, nếu đi hai người thì việc người còn lại vô tình ngã trượt chân ngã xuống giếng thì bản thân mình cũng không tránh khỏi liên lụy.
Vì vậy, hai người không xem giếng!
"Ba người không khiêng cây"
Câu nói này cũng khá dễ hiểu, có ba người cùng khiêng cây chắc chắn sẽ có một người vì lười nhác mà ỷ vào sức lực của hai người khác, không muốn hao tổn sức lực của mình.
Câu này cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải chú ý đến việc sử dụng tối đa nhân sự khi làm bất cứ việc gì, loại bỏ những người dư thừa không cần thiết. Ngoài ra, câu này cũng có hàm ý rằng chúng ta cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, tránh những tình huống có thể bị gạt ra rìa.
Ba câu trong đoạn này, nhìn như đều rất đơn giản, nhưng trên thực tế ẩn chứa đạo lý, có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay.
Theo Hạ Tú/Bảo Vệ Công Lý