Vào thời Chiến Quốc, nước Tần đã xây dựng đế chế và trở thành triều đại phong kiến thống nhất đầu tiên trong lịch sử, tuy có quân đội hùng mạnh nhưng lại trở thành một triều đại tồn tại trong thời gian ngắn. Một giáo viên lịch sử đại lục đã đề cập rằng, nhiều người tin sự sụp đổ của nhà Tần chủ yếu là do chế độ chuyên chế và thuế nặng.
Giáo viên Ji Lianhai từ trường trung học cơ sở thứ hai của Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã cho biết, nhiều chuyên gia tin rằng có ba nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần:
Thứ nhất là "chính quyền nhà Tần quá tàn ác với người dân", cuộc chinh phạt Hung Nô chủ yếu là để phòng ngự, bản chất không có vấn đề gì. Tuy nhiên đây là hành động xâm lược và sự trừng phạt đối với Hung Nô vô cùng tàn ác.
Thứ hai là "tăng quá nhiều thứ thuế linh tinh", thuế nặng nề đã mang đến gánh nặng cho đời sống nhân dân, đồng thời còn có áp lực lao động nặng nhọc do xây dựng các cung điện và các công trình khác mang lại. Nhưng việc xây dựng lúc bấy giờ là có lợi cho xã hội và xét từ tình hình kinh tế của nhà Tần, nó không phải là gánh nặng quá lớn, vấn đề chính là sự phân chia lợi ích không đồng đều trong việc xây dựng công trình, dẫn đến sự bất mãn trong nhân dân.
Thứ ba là “luật nghiêm minh và hà khắc”, theo pháp luật nhà Tần thì cứ hành vi phạm tội hoặc không tuân theo yêu cầu của triều đình là xử phạt với nhiều hình phạt hà khắc. Các hình phạt làm cho người dân luôn nơm nớp lo sợ và họ sẵn sàng vùng lên khi có cơ hội hoặc bị kích ứng bởi một lý do khác.
Ji Lianhai đã đề cập rằng nhà Tần có thể hoàn thành việc thống nhất, chủ yếu là do hệ thống của họ đi trước sáu quốc gia khác, trong đó quan trọng nhất là "công nông và chiến tranh". Thực hiện chính sách coi trọng nông nghiệp và chiến tranh làm phong phú nền kinh tế quốc gia và củng cố quân đội. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc và sự mở rộng đạt đến một mức độ nhất định thì không cần phải áp dụng hệ thống chiến tranh cày xới mà phải triển khai việc quản lý và khai thác nó.
Ji Lianhai cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần là "vấn đề của hệ thống phân phối", khiến người dân không hài lòng với dịch vụ quản chế, nghĩa vụ quân sự, thuế khóa và hệ thống pháp luật. Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi, ông hy vọng có thể giải quyết các vấn đề tích tụ hơn mười năm với tốc độ nhanh nhất, nhưng thay vào đó, hệ thống quốc gia sụp đổ nhanh chóng và các cuộc nổi dậy dân sự nổ ra vào cuối triều đại Tần trong 15 năm ngắn ngủi.
Theo Minh Thành/Bảo Vệ Công Lý