Thị phi
Một người đàn ông nọ đến quán Starbucks để gặp khách hàng. Trong lúc chờ đợi, ông bèn gọi một ly cà phê để thưởng thức. Ngồi đối diện ông là hai người phụ nữ đang nói chuyện. Họ đang nói về một người bạn chung với những lời lẽ không tử tế. Hai người phụ nữ dường như rất say sưa với việc nói xấu người bạn chung đó thay vì giúp đỡ hay góp ý trực tiếp.
Những câu chuyện phiếm có thể để giải trí, nhưng đừng khiến nó trở thành công cụ để bàn tán về người khác với thái độ không thiện chí. Muốn góp ý gì, hãy nói thẳng trực tiếp, nếu không đủ can đảm hãy im lặng. Một người nói xấu sau lưng, mãi mãi chỉ là kẻ đến sau mà thôi.
Phê bình cay nghiệt
Khi bắt gặp một người xăm trổ, nhiều người liền nảy ra suy nghĩ: “Ôi, chẳng ra gì!”. Hay khi nghe được một câu chuyện về cô gái nào đó đi chơi về khuya,… và,”Ôi, con gái bây giờ hư hỏng quá!”. Thế nhưng, có một câu nói thế này: "Nếu bạn chưa hiểu rõ về tôi, xin đừng phán xét". Mỗi người có một nếp sống, một hoàn cảnh, một nỗi khổ riêng. Bạn chỉ là người ngoài cuộc, thì lấy tư cách gì để can thiệp vào đời tư của họ?
Phụ nữ càng cao quý, khi qua một đám đông nào đó và nghe người ta bình phẩm về cô người yêu của một chàng ca sĩ nào đó, chỉ nhép miệng, “Đúng là mấy người nhiều chuyện”. Phụ nữ càng bất hạnh sẽ luôn giữ những suy nghĩ tiêu cực về người khác, chẳng bao giờ nhìn thấy được những điều tốt đẹp mà mãi mắc kẹt trong những hỗn độn sân si, luôn phải sống trong sầu não.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep