Theo quy tắc "nhất vị nhị hướng", nên đặt ban thờ theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc đặt tại các phương vị quý nhân, tài lộc.
- Ban thờ Thần Tài nên đặt theo đúng phong thuỷ "toạ Sơn hướng Thuỷ", lưng ban thờ nên tựa vào tường vững chắc, tránh những vị trí động, không nên tựa vào cầu thang, tránh vị trí tường không sạch sẽ như nhà vệ sinh, phòng tắm...
- Không nên đặt ban thờ ở những vị trí góc nhọn vì sẽ có nhiều sát khí ảnh hưởng tới ban thờ Thần Tài.
- Nên bố trí ban thờ theo lối trong cao ngoài thấp, các vị trí ông Thần tài Thổ địa ở nơi cao nhất trên ban. Cần làm nghi thức nạp cốt trước khi tiến hành an vị các ông vào vị trí.
- Tượng Thổ Địa bố trí bên tĩnh trên ban thờ là bên Hữu bạch hổ (bên phải của ban thờ – là bên trái khi nhìn vào ban thờ).
- Ông Thần Tài bố trí bên động là Tả Thanh Long (bên trái của ban thờ – là bên phải khi nhìn vào ban thờ).
- Phía trước ông Thần Tài – Thổ Địa bố trí bát hương, nậm gạo – muối – nước.
Ở giữa ban thờ Thần Tài và mặt nguyệt của bát hương sẽ hướng thẳng theo hướng ban thờ Thần Tài.
Phía trước bát hương là vị trí để bố trí đĩa bồng đựng hoa quả, bánh kẹo thờ cúng. Lưu ý nên đặt đĩa bồng thấp hơn mặt nguyệt bát hương.
Phía trước của đĩa bồng bố trí bộ kỷ chén thờ để dâng nước, dâng đồ thờ.
Vị trí này nếu không dùng 5 chén đựng nước ta sẽ đặt lần lượt vào đó là rượu – chè khô – nước – gạo – muối.
Cách đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đúng cách:
Dán trên vách một dải màu đỏ trên đó có ghi dòng chữ với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần” bằng mực nhũ kim.
Hướng từ bàn thờ nhìn ra ngoài, vị trí bên phải là ông Thần Tài, vị trí bên trái là Ông Địa. Ở giữa đặt một hũ gạo, một hũ muối, và một cốc nước đầy 3 cái này mõi năm thay một lần. Chính giữa bàn thờ đặt một bát nhang, cần chú ý phải xem ngày, làm đầy đủ các thủ tục khi bốc bát nhang.
Kiêng kỵ việc di chuyển bát nhang nếu mà công việc đang ăn nên làm ra mà động bát nhang mọi thứ sẽ trở nên xấu đi, nên người ta dùng biện pháp dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo 502. Nên đặt lọ hoa ở bên trái những loại hoa thích hợp như hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng,…. Còn đĩa trái cây nên đặt bên phải. Trên bàn đặt 5 chén nước xếp thành hình chữ thập, vừa là biểu tượng ngũ phương, ngũ hành, vừa tượng trưng cho 5 ông Thần Tài, 5 Ông Địa.
Ông Cóc được đặt bên phải, bên ngoài cùng trên mặt đất, đặt một tô sứ lòng nông, đổ đầy nước, rắc cánh hoa trải trên mặt nước là biểu tượng của việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Đối với người miền Nam, họ cúng Thần Tài, Ông địa kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi hoặc là một bó tỏi. Tỏi có mùi nặng sẽ giúp Ông Địa xua đuổi được tà ma, người âm xấu xa, tránh khỏi những phá hoại từ kẻ xấu.
Người ta đặt tượng của Di lặc phật vương, hoặc các câu chú Phạn tự trên nóc cả bàn thờ Thần Tài, Ông Địa với ý nghĩa quản lý các vị thần.
Trong tín ngưỡng Việt Nam Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, các công việc liên quan đến đất đai: đào giếng, xây nhà, mở vườn, ruộng, huyệt,…. thì người Việt cúng Ông Địa. Còn trong quan niệm của người Hoa họ coi Thổ Địa là một trong các vị Thần Tài, không có gì lạ bởi trước khi mà nông nghiệp chiếm vị trí lớn trong việc tạo ra của cải, nên họ cho rằng thần đất là một vị thần tài.
Từ xưa đến nay, Thần Tài và Ông Địa luôn được thờ chung dù ở bất cứ nơi đâu, mang lại của cải, tiền tài cho mỗi gia đình , việc thờ Thần Tài và Ông Địa là điều tất yếu trong các gia đình kinh doanh, buôn bán.
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng thần tài và Ông Địa:
Cần dọn dẹp sạch sẽ nơi thờ cúng, mặc dù là bàn thờ đặt dưới đất những các vị thần rất thích sạch sẽ. Tắm rửa thường xuyên cho các tượng thần bằng nước sạch. Khi trời mưa to, bê tượng Thần Tài, Ông Địa , Ông Cóc đặt trên cái thu sạch để ngoài trên tắm mưa trong vào 15 phút, rồi mang vào lau khô và thắp hương xin những lần như thế rất linh nghiệm.
Hai vị thần này có lẽ rất thích đồ ngọt, khi cúng Thần Tài và Ông Địa người ta cúng thịt quay, chuối, bưởi,…. Còn Tp. HCM làm sẵn một bộ tiền giấy riêng để cúng Thần Tài, Ông Địa gồm tiền Quý Nhân, ở miền Bắc không có loại tiền này.
Nên thắp nhang trong 100 ngày liên tục khi mới lập bàn thờ mang ý nghĩa tụ khí, đèn thắp trên bàn thờ rất quan trọng, giống như ngọn lửa dẫn đường cho các vị thần xuống trần gian nên không được tắt đèn. Trong 100 ngày đầu chỉ cần thay nước, thắp 1 nén nhang vào mỗi sáng, khi cầu xin gì thì thắp 3 nén, thắp 5 nén trong những ngày rằm, mùng một, lễ tết. Cũng cần chú ý khi mua nhang chọn loại có thể giữa được tàn sẽ giúp bát nhang trông đẹp mắt, tụ khí tốt. Khi bát nhang đầy chỉ được rút chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp hóa, cùng tiền giấy và sau khi hóa xong đổ chút rượu vào tro.
Nên chú ý thay hoa, lá không để chúng héo trên bàn thờ, sẽ khiến công việc làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều rắc rối khó giải quyết.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm