Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần. Đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Ông được coi là người có công rất lớn trong việc đưa đất nước về một mối, chấm dứt hơn 200 năm binh đao loạn lạc do cuộc tranh giành ảnh hưởng, quyền lực của 6 nước chư hầu. Cuộc đời hiển hách, quyền lực và đầy tham vọng của Tần Thủy Hoàng luôn có sức hút rất lớn đối với hậu thế và các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Có lẽ vì vậy mà dù đã ra đi hơn 2.000 năm nhưng lăng mộ của vị hoàng đế "khét tiếng" trong lịch sử Trung Quốc vẫn tránh được mọi phiền toái của những con người tò mò.
Bí mật về cái bẫy chết người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
|
Những chuyện kỳ bí đến khó tin trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế. |
Trên thực tế, kể từ cơ duyên phát hiện đội quân đất nung lần đầu tiên vào năm 1974, các nhà khảo cổ, sử gia và không ít nhà khoa học đã rất cố gắng nhưng mới khai quật thấy hơn 8.000 bức tượng binh sĩ và nhiều đồ tạo tác trong lăng mộ.
Tìm kiếm hơn 40 năm, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chạm tới ngọn đồi nơi có cung điện nguy nga đặt thi hài của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Điều này không chỉ cần sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mà còn phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bởi vì nếu không biết cách bảo quản thì "tuyệt phẩm" trong lăng mộ hoàng đế cổ đại có thể bị hỏng ngay tức khắc khi tiếp xúc với điều kiện không khí và thời tiết bên ngoài.
Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng rất rộng lớn (khoảng 50 km2) , nằm ở chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Đây được coi là một địa điểm khảo cổ vô cùng hấp dẫn với nhiều chuyên gia và du khách trên toàn thế giới.
Có lẽ chưa tìm thấy nơi chôn cất vị hoàng đế nổi tiếng nên tồn tại không ít giai thoại ly kỳ. Theo đó, người ta tin rằng, ngôi mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một dòng sông thủy ngân rộng lớn và hàng loạt những cái bẫy chết người, có thể kết liễu bất cứ kẻ nào dám xâm phạm "giấc ngủ" của bậc đế vương.
Bằng cách sử dụng công nghệ quét 3D, các nhà nghiên cứu cho rằng cung điện tráng lệ đặt thi hài của Tần Thủy Hoàng chiếm một không gian khổng lồ, khoảng 170.000 m3. Con số này tương ứng với ¼ kích thước của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Cung điện hoành tráng này được cho là cao 76 mét, nằm sâu bên dưới mặt đất và được giữ khô ráo nhờ một hệ thống thoát nước phức tạp.
Những cái bẫy "chết người"
Dù rất muốn, nhưng có lẽ không ai muốn trở thành người đầu tiên bước vào bên trong lăng mộ vì nghi ngại những cái bẫy nguy hiểm.
Giống như những lăng mộ kỳ bí ở Ai Cập, người ta tin rằng nơi yên nghỉ của Tần Thủy Hoàng không chỉ có các cái bẫy chết người mà còn ẩn chứa những lời nguyền "uy lực".
Guo Zhikun, một sứ giả Trung Quốc tin rằng những cỗ máy cổ đại có thể vẫn còn hoạt động. Bất cứ kẻ nào xâm phạm sẽ có thể phải chịu kết cục bi thảm.
Người ta tin rằng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có ẩn chứa những cỗ máy bắn tên tự động được cài đặt khéo léo và có thể đoạt mạng những tên trộm dám cả gan xâm phạm.
Thậm chí ngay cả khi những cái bẫy không hoạt động thì kẻ xâm phạm cũng khó sống vì nồng độ thủy ngân quá cao trong lăng mộ.
Dù có không ít giai thoại và lời đồn đoán về những cái bẫy chết người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhưng chưa tìm thấy một văn bản hay tài liệu lịch sử ghi chép chi tiết về chúng.
Dòng sông thủy ngân: Giai thoại truyền kỳ đầy bí ẩn
Theo các sử gia thời cổ đại ghi chép rằng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã tạo ra cả một vương quốc và cung điện ngầm bên dưới lòng đất. Công trình kỳ công đến mức vòm lăng mộ còn cả một bầu trời đêm và nhiều ngọc trai làm tinh tú.
Người xưa tin rằng có một dòng sông thủy ngân bao quanh mộ của Tần Thủy hoàng để bảo vệ sự bất tử của hoàng đế.
Nhưng cũng có báo cáo cho rằng hoàng đế chết vì nuốt một lượng lớn thủy ngân với hy vọng trường sinh do ám ảnh bởi cái chết khi cuối đời. Đó cũng là lý do ông bất ngờ ra đi khi mới 49 tuổi, để lại cả một vương quốc vô cùng rộng lớn.
Trên thực tế, trong quá trình khai quật (bên ngoài), các nhà khoa học nhận thấy lượng thủy ngân ở đây cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.
Ngoài ra, "kho báu" khổng lồ được bồi táng theo Tần Thủy Hoàng có thể là nằm trong ngọn đồi chứa cung điện rộng lớn. Tuy nhiên rất có thể nơi đó ẩn giấu những cái bẫy chết người để bảo vệ giấc ngủ và của cải ở thế giới bên kia của hoàng đế.
Theo H.T.H.T/Khỏe & Đẹp