Thời cổ đại, trong hoàng cung luôn tồn tại những hoạn quan hay còn gọi là thái giám, những người mất đi chức năng sinh sản. Theo sử sách ghi chép lại, việc sử dụng thái giám là để đảm bảo huyết mạch hoàng gia thuần khiết. Chỉ có sử dụng thái giám hầu hạ, mới có thể tránh cho hậu cung xảy ra chuyện thị phi, ô danh muôn đời.
Thái giám là đàn ông hầu như mọi người đều biết đến, thế nhưng ngoài những thái giám này ra còn có những phụ nữ cũng làm thái giám, được gọi là nữ thái giám, nữ hoạn quan hay nữ quan.
Trong lịch sử cũng xuất hiện nhiều nữ quan nổi tiếng tài sắc vẹn toàn như Ban Chiêu thời nhà Hán, Lâm Diệu Ngọc thời Tống, Thư Tiết Đào thời nhà Đường, Vạn Quý phi thời nhà Minh.
|
Ảnh minh họa. |
Lịch sử xuất hiện nữ quan có từ 3000 năm trước đây, vào thời nhà Chu. Trong Chu Lễ - Thiên Quang cũng từng nhắc đến vai trò của nữ quan trong chốn hậu cung. Họ đa phần làm công việc quản lý, dạy dỗ, huấn luyện cung nữ. Tuy nhiên, ghi chép về nữ quan thực sự rất ít, nguyên nhân là do hầu hết những người bị lựa chọn làm nữ quan đều chết trong quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục cực kỳ đau đớn và nguy hiểm.
Giống như mọi thái giám, nữ quan buộc phải cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình, họ tồn tại để phục vụ hoàng tộc. Nữ quan không được ai quan tâm đến sống chết, cũng không có quyền được hưởng thụ hạnh phúc.
Tư liệu ghi chép cho biết, để thành nữ quan, đầu tiên những cô gái trẻ sẽ bị buộc vào một cây cột, uống một chén lớn ma thang (thuốc giảm đau thời xưa).
Sau khi uống xong thuốc, những cô gái này rơi vào tình trạng hôn mê tạm thời. Khi đó, người thực hiện nhiệm vụ hoạn sẽ dùng một cây móc đặc biệt, đâm vào tử cung của cô gái, kéo buồng trứng và các bộ phận khác trong âm đạo ra ngoài. Tiếp đến, họ dùng một loại dây làm từ gân trâu bò để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ.
Bên cạnh đó, người hoạn còn dùng đao được tiệt trùng qua lửa để cắt bỏ đầu ngực của các cô gái.
Cuối cùng, họ dùng tro của các loại thảo dược cầm máu, tiêu viêm bôi lên các vết thương và băng bó lại. Việc bôi tro thảo dược là để giúp vết thương mau lành.
Hoàn thành quá trình bị hoạn vô cùng đáng sợ và rủi ro, các cô gái sẽ được đưa về phòng để nghỉ ngơi. Trong nhiều tháng sau đó, họ được chăm sóc đặc biệt, đến khi vết thương lành hẳn, họ sẽ chính thức trở thành một nữ thái giám.
Tuy nhiên, trong thời cổ đại, y học chưa phát triển, mỗi lần bị hoạn, các cô gái đều trải qua cơn thập tử nhất sinh. Đa số các cô gái sau khi bị hoạn đều chết bị quá đau đớn, sốc, nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật.
Những người còn sống được coi là nữ thái giám, nếu như biểu hiện tốt, có tri thức cao sẽ được nâng cấp lên làm nữ quan cấp cao, được dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.
Đáng nói, dù có công hầu hạ hoàng tộc, cai quản dạy dỗ các cung nữ, thậm chí là cả hoàng tử, công chúa nhưng địa vị ở chốn hậu cung của các nữ quan vẫn vô cùng thấp bé, thường bị đối xử bất công.
Không chỉ thế, đa phần các nữ quan đều có cuộc sống khổ sở, cô độc đến cuối đời, bị ám ảnh, bị bệnh tật dày vò vì những di chứng của lần phẫu thuật thô sơ.
Theo Tùy Ý/Dân Việt