Theo đó, vào ngày 30/6/1908, một vật thể lạ nổ tung trên bầu trời Tunguska, Siberia làm ngã rạp cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2. Vụ nổ bí ẩn này tạo ra xung động còn mạnh hơn 185 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, nhiều chuyên gia đã đến Tunguska để tìm hiểu nguyên nhân vụ nổ cũng như xác định vật thể lạ đó là gì. Một số giả thuyết cho rằng, vật thể lạ nổ tung trên bầu trời Tunguska là sao chổi hoặc thiên thạch gây ra vụ nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất với vận tốc 33.500 dặm/giờ.
|
Vụ nổ bí ẩn xảy ra ở Tunguska, Siberia năm 1908 cho đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải. |
Các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu để
lý giải vụ nổ bí ẩn này. Theo đó, có giả thuyết cho rằng, UFO hay các hiện tượng siêu nhiên là nguyên nhân gây ra vụ nổ. Tuy nhiên, những giả thuyết này đều không được khẳng định chắc chắn do thiếu bằng chứng khoa học.
Một số nhà khoa học còn suy đoán một lỗ đen đã va chạm với Trái đất là nguyên nhân gây ra vụ nổ. Giả thuyết này bị nhiều chuyên gia bác bỏ.
100 năm sau khi xảy ra vụ nổ bí ẩn ở Tunguska, Don Yeomans, một nhà nghiên cứu của Chương trình Theo dõi vật thể gần trái đất thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ, cho hay người dân địa phương tin rằng sự kiện này là dấu mốc đánh dấu sự viếng thăm của thần Ogdy - vị thần buông lời nguyền xuống vùng đất này.
Leonid Kulik là người đầu tiên đưa ra giả thuyết một vụ nổ thiên thạch gây ra vụ nổ bí ẩn ở Tunguska năm 1908. Giả thuyết này được đưa ra vào năm 1927. Cũng có giả thuyết cho rằng sao chổi phát nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất.
Vào năm 2013, nhà khoa học Andrei Zlobin cho hay tìm được những mảnh vỡ đầu tiên của thiên thể bí ẩn trên. Nhờ vào kỹ thuật giám định hiện đại tại viện bảo tàng địa chất bang Vernadsky ở Moscow, các chuyên gia mới phát hiện những mảnh vỡ đó là của thiên thạch. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều nhà khoa học đưa ra nhận định đó không phải là nguyên nhân gây vụ nổ. Theo đó, họ giải thích những mảnh vỡ thiên thạch đó có thể là của một vụ nổ nhỏ hơn nhiều so với vụ nổ ở Tunguska năm 1908.
Cho đến nay, sự kiện Tunguska vẫn là một bí ẩn lớn, đánh đố các nhà khoa học đi tìm lời giải hơn 1 thế kỷ qua.
Video hiện trường vụ nổ kinh hoàng tại Hà Đông, Hà Nội (nguồn: VTV1):
Tâm Anh (theo Daily Mail)