Bằng chứng là những bộ phim phản ánh đời sống, sinh hoạt trong hậu cung nhà Thanh liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình. Và ở đó, những người phụ nữ ganh đua nhau, tìm mọi cách lọt vào mắt xanh của Hoàng đế để cả đời được sống trong nhung lụa.
Trong vô vàn cách thức, thủ đoạn nhằm bảo toàn quyền lực và địa vị, sinh con trai cho vua chính là biện pháp chắc chắn nhất. Khi một Hoàng tử chào đời, người mẹ sẽ nhờ con mà có được vinh hoa phú quý, phần đời còn lại chắc chắn được sống trong sung sướng. Và tất nhiên, không chỉ được nhờ con, người phụ nữ sinh được con trai cho Hoàng đế còn được vua, thái hậu cưng chiều đặc biệt.
Tuy nhiên, nếu lật lại những tài liệu lịch sử như “Dã ký Thanh triều”, có thể thấy, mục tiêu sinh con rồng cho Hoàng thượng của các phi tần, không phải muốn là được bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào một đối tượng trong cung, đó chính là thái giám.
Nghe có vẻ hoang đường nhưng đây là một sự thật thú vị trong hàng trăm năm người Mãn Thanh thống trị Trung Hoa.
Ở hậu cung, có một nơi chuyên quản lý phi tần được gọi là phòng Kính sự. Phòng này trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của phủ Nội vụ. Nhiệm vụ quan trọng nhất chính là quản lý, ghi chép và theo dõi việc hoàng thượng lâm hạnh các phi tần trong hậu cung.
Công việc này sẽ do các thái giám chuyên trách ở phòng Kính sự trực tiếp đảm nhiệm. Mỗi lần, khi một hậu phi được lâm hạnh, thái giám tổng quản của phòng Kính sự đều ghi chép cụ thể tỉ mỉ ngày, tháng, năm, giờ giấc và tên phi tần để làm bằng chứng đối chứng trong trường hợp nếu hậu phi đó có được vinh hạnh mang long thai.
|
Mang thai được "con rồng" số phận của những phi tần cũng thay đổi
|
Quy trình thị tẩm cũng rất phức tạp. Hoàng thượng sẽ đến hành cung trước. Sau khi lên giường, chăn sẽ được đắp đến đầu gối, để lộ phần chân ra ngoài. Phi tần “hầu hạ” hoàng thượng cũng sẽ bắt đầu từ phần chân lộ ra. Phi tần nào được chọn, trước khi đến hành cung phải khoả thân hoàn toàn. Thái giám phụ trách sẽ quấn nàng ấy vào tấm chăn, sau đó vác đến hành cung.
Sau khi thái giám vào phòng, phi tần phải mặt đối mặt với hoàng đế. Lúc đó thái giám sẽ lui ra, cùng với thái giám tổng quản cung kính đứng ngoài cửa đợi mọi chuyện xong xuôi. Khi lui ra, tất cả đều phải khom lưng, quay mặt lại phía hoàng thượng và “tức hành” (đi giật lùi về phía sau). Các “thần thiếp” càng không dám quay lưng lại phía hoàng thượng. Vì thế, phi tần chỉ có cách duy nhất là bò lên giường, chui vào chăn. Sau khi "hầu hạ" xong, phi tần sẽ bò giật lùi xuống giường. Lúc đó, phi tần sẽ được thái giám lấy chăn bọc vào rồi đưa trả về nơi ở.
Việc phi tần chốn hậu cung mang thai, sinh con chính là việc nối tiếp hương hỏa cho hoàng thất. Vì thế việc này rất được coi trọng và được theo dõi sát sao. Do các bậc đế vượng rất coi trọng y học nên khi hoàng hậu hay các phi tần có mang và sinh nở đều có một quy trình chuyên môn khép kín để đảm bảm quá trình thai sản được diễn ra thuận lợi nhất.
Sau khi sinh con, việc chăm sóc dinh dưỡng cho sản phụ và sức khỏe của các hoàng tử, công chúa cũng đều có quy định rõ ràng, nghiêm ngặt. Trong nội cung, nếu có phi tần nào mang thai bộ phận thượng dược (quản lý thuốc và các dược phẩm trong cung) sẽ cử ngự ý chuyên trách về thai sản đến phụ trách. Trong suốt 7 tháng mang thai sẽ lên kế hoạch chuẩn bị ngày giờ sinh nở và phòng sinh.
Trước khi lâm bồn, hoàng thượng thường ban cho rất nhiều vật phẩm như lụa là gấm vóc, đồ ăn, thuốc bổ. Tất cả những đồ này đều có ích cho thai phụ. Ngự y cũng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thai phụ để lựa chọn những loại thuốc bổ hoặc thực phẩm tốt nhất phù hợp.
Mỗi lần phi tần lâm bồn, cục Thái y phải cử thái y chuyên trách về sản khoa đến hậu cung để trực, đưa ra những phác đồ, kế hoạch đỡ đẻ. Cụ thể thai nhi sẽ được sinh ra ở ngôi nào để khi phi tần trở dạ có thể tham khảo vào các tình huống giả định để đỡ đẻ một cách an toàn nhất. Đồng thời căn cứ vào tình hình của sản phụ kê đơn thuốc, thực phẩm cần thiết và chú thích các thứ kiêng kỵ trong ăn uống. Đồng thời sắp xếp thêm người hỗ trợ chăm sóc. Sau khi việc sinh nở được hoàn tất, sẽ căn cứ vào tập tục đương thời tổ chức nghi thức chúc mừng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của sản phụ sau sinh cũng vô cùng được chú trọng.
Theo Diệp Thảo/Khoevadep