Tuy nhiên, nhà văn Kim Dung chưa bao giờ để lão nhân Độc Cô xuất hiện một cách chính thức trong thế giới kiếm hiệp của mình, những câu chuyện về ông chỉ là huyền thoại được truyền tụng lại hậu thế từ những vị tiền bối cao thủ võ lâm đời trước, thậm chí ngay cả Phong Thanh Dương – Thái sư thúc tổ của phái Hoa Sơn cũng từng cho biết, ông được nghe kể về lão nhân Độc Cô Cầu Bại từ ngày còn rất trẻ, điều này càng gia tăng thêm phần bí ẩn đối với danh thế của Độc Cô Cầu Bại lẫn bộ kiếm pháp nổi riếng “Độc Cô Cửu Kiếm” được ông sáng tạo nên.
Vì sao lão nhân Độc Cô nổi tiếng về việc dùng kiếm nhưng ông lại không thường sử dụng kiếm pháp trong những cuộc giao đấu quần hùng? Và cả Lệnh Hồ Xung lẫn Phong Thanh Dương – hai trong số ít người hiếm hoi có cơ may lĩnh ngộ “Độc Cô Cửu Kiếm” lại chưa đạt được cảnh giới cao nhất của bộ kiếm pháp này, vậy cảnh giới cao nhất của Độc Cô Cửu Kiếm là gì?
|
Độc Cô Cầu Bại được xem là nhân vật sở hữu võ công cao nhất thế giới kiếm hiệp Kim Dung. |
Trong cốt truyện từ bộ “Thần Điêu Đại Hiệp”, nhân vật chính Dương Quá có cơ hội gặp được Thần điêu – con vật được cho là người bạn cuối đời của lão nhân Độc Cô, sau khi gặp gỡ, Thần điêu dẫn Dương Quá đến mộ của Độc Cô, dựa trên những manh mối tại nơi này, Dương Quá biết được rằng Độc Cô Cầu Bại là một người sở hữu kiếm thuật vô song, một thời tung hoành thiên hạ. Sau khi biết cả thiên hạ không một ai địch được nổi kiếm thuật mình sáng tạo nên, lão nhân Độc Cô đã chọn ẩn danh giang hồ, lui về sống quãng đời buồn bã còn lại với Thần điêu.
Trước khi chết, ông cũng đã lập mộ chôn 5 thanh kiếm của mình và đặt lời chú giải triết lí cho mỗi thanh kiếm. Theo đó, 2 thanh kiếm đầu tiên của Độc Cô mà Dương Quá tìm được đều có thiết kế lưỡi sắc bén, hình dạng được đúc khá hoa mỹ, tượng trưng cho một thời trai trẻ ngông cuồng của Độc Cô khi đấu chiến với cả đồng đạo võ lâm.
Thanh kiếm thứ 3 là Huyền Thiết Trọng Kiếm – được mô tả giống như một thanh sắt lớn chứa đựng sức nặng ngàn cân, lưỡi không sắc ngược lại còn cùn, Dương Quá biết khi Độc Cô Cầu Bại còn sống, trước khi sáng tạo nên bộ kiếm pháp “Độc Cô Cửu Kiếm” đã sử dụng thanh kiếm kỳ quặc này để tự rèn luyện. Khi tới kiếm mộ thứ 4 của Độc Cô, thứ Dương Quá tìm được không phải là một thanh kiếm mà chỉ là một cành cây liễu trúc đã rũ mục từ lâu. Bên cạnh kiếm mộ được khắc kèm văn phổ: “Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí, Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm..”
Huyền Thiết Trọng Kiếm được Dương Quá tìm thấy.
Xem tới đây, Dương Quá tỏ ra kinh ngạc và phải thốt lên rằng: “Lão nhân Độc Cô quả thực là một bậc kỳ tài kiếm học chốn võ lâm, nếu giờ vẫn còn thọ thì lục đại môn phái cũng sớm phải tới quỳ gối bái sư!”. Đoạn nói, Dương Quá tiến tới khai phá kiếm mộ thứ 5 của lão nhân Độc Cô nhưng chỉ thấy đó là một phiến đá trắng, bên dưới không thấy chôn kiếm hay loại vũ khí nào khác, đoán là có sự nhầm lẫn nên Dương Quá đã bỏ đi.
Cũng từ tình tiết này, Dương Quá cho rằng việc một người luyện thành kiếm pháp Độc Cô, có thể sử dụng cành trúc cây liễu thay lưỡi kiếm sắc bén là đã đạt đến cảnh giới cao nhất của bộ kiếm pháp tuyệt đỉnh này. Tuy nhiên, tính “vô chiêu thắng hữu chiêu” được nhắc tới trong bộ kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm lại là việc sử dụng kiếm khí (tức là vận nội lực thành khí sát, dồn đẩy toàn bộ lên tay, biến tay không mà như sở hữu một thanh kiếm sắc bén). Đó cũng là lý do vì sao khi tìm tới kiếm mộ thứ 5 , Dương Quá chẳng thể nhìn thấy thanh kiếm cuối cùng của lão nhân Độc Cô Cầu Bại.
Trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, khi truyền lại cho tiểu tử Lệnh Hồ Xung khẩu quyết tâm pháp và các chiêu thức trong “Độc Cô Cửu Kiếm”, chính lão sư Phong Thanh Dương cũng đã nhầm lẫn giữa việc dạy Lệnh Hồ Xung dùng “Phá kiếm thức”, lấy tính “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Nếu là do lão nhân Độc Cô thi triển thì cảnh giới cao nhất của “Độc Cô Cửu Kiếm” sẽ là dựa vào kiếm khí để chiến thắng tất cả, thay vì vẫn phải dụng tới kiếm thường và các chiêu thức phụ giống như Lệnh Hồ Xung và lão sư Phong Thanh Dương.
Theo Tiêu Phong/Vothuat.vn