Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hiện đang sống ở New York - Mỹ) sáng lập và bắt đầu phổ biến ra công chúng Trung Quốc vào năm 1992,
Tên gọi Pháp Luân Công bắt nguồn từ việc Lý Hồng Chí viết một quyển sách có tên là sách Chuyển Pháp Luân, trùng với tên quyển kinh đầu tiên của đức Phật là Kinh Chuyển Pháp Luân (Pháp Luân nghĩa là Bánh xe Pháp, hay Dharmacakra theo tiếng Phạn). Trong quyển sách này ông ta tự đề cao tâng bốc bản thân, hạ thấp toàn bộ thần Phật, tự ví mình là đấng cứu thế…
Liên quan đến vấn đề sức khỏe, trong Chuyển Pháp Luân, Lý Hồng Chí miêu tả tập Pháp Luân Công sẽ khiến vật chất trong cơ thể con người sẽ biến thành vật chất cao năng lượng, vật chất của không gian khác, trẻ rất lâu. Từ lập luận này, ông ta tuyên bố rằng mấy chục năm qua bản thân mình không hề già đi.
|
Lý Hồng Chí trong bức ảnh chụp ngày 17/5/2019. |
Tuy nhiên, những bức ảnh không được chỉnh sửa cho thấy Lý Hồng Chí không hề trẻ lâu như bản thân ông ta tuyên truyền. Khi không thể thừa nhận rằng mình cũng đi theo theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử thì Lý chỉ đạo tín đồ Pháp Luân công tuyên truyền rằng ông ta già đi do gánh nghiệp cho đệ tử.
Để củng cố cho niềm tin hoang đường này, mạng lưới truyền thông của Pháp Luân Công thường xuyên sử dụng các câu chuyện lạ, thần bí và khéo léo lồng ghép vào đó những lời quảng cáo tốt đẹp liên quan đến Pháp Luân công để thu hút sự chú ý, để gây ngộ nhận cho nhân dân rằng Pháp Luân Công là tốt, đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe.
Thử điểm qua một số tiêu đề bài viết về “sự màu nhiệu” của Pháp Luân Công trên trang web chính thức của môn phái này:
- Huyền năng của Đại Pháp: Không cần phải phẫu thuật
- Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến cuộc đời tôi
- Pháp Luân Đại Pháp đã cứu con trai tôi khỏi bệnh u não
- Huyền năng của Đại Pháp: Sư phụ đã hai lần kéo dài mạng sống cho tôi
- Người bà 83 tuổi của tôi khỏi mọi bệnh tật nhờ kiên trì đọc sách Chuyển Pháp Luân
- Tôi phục hồi từ trạng thái thực vật trong ba tuần
- Uy lực của Đại Pháp: Cuộc đời tôi hồi sinh và trẻ lại nhờ Pháp Luân Đại Pháp
- Hai trường hợp khỏi bệnh nặng nhờ tu luyện Đại Pháp
- Bệnh lạ đã biến mất sau vài ngày học Pháp, luyện công
- Thoát khỏi ung thư giai đoạn cuối sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
- Niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo,’ cổ tay bị gãy của cụ bà 83 tuổi hồi phục trong vòng 16 ngày
|
Tiêu đề một số bài viết trên trang web chính thức của Pháp Luân Công. |
Qua các tiêu đề này, không cần những kiến thức y học chuyên sâu, bất cứ một người bình thường nào cũng có thể nhận thấy yếu tố hoang tưởng trong những tuyên bố của Pháp Luân Công, ví dụ như “khỏi mọi bệnh tật nhờ kiên trì đọc sách Chuyển Pháp Luân“, “hồi sinh và trẻ lại nhờ Pháp Luân Đại Pháp”, “nhờ niệm pháp, cổ tay bị gãy của cụ bà 83 tuổi hồi phục trong vòng 16 ngày”…
Dù tuyên truyền những điều hoang đường như vậy, nhưng vẫn có nhiều người tin theo Pháp Luân Công vì các bài viết từ môn phái này sử dụng những thuật ngữ hết sức thuyết phục (phần nhiều là sao chép từ thuật ngữ Phật giáo), dễ gây được thiện cảm và tạo được lòng tin của mọi người. Cùng với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” nhiều người đã tìm đến Pháp Luân Công với mong muốn được cải thiện sức khỏe, chữa bệnh tật.
Tuy nhiên, với bản chất phi khoa học của mình, Pháp Luân Công không những không giúp các môn đồ vượt qua bệnh tật mà còn đầy nhiều người vào thảm cảnh tâm thần, hoang tưởng khi tu tập theo môn phái này.
Trên website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Phatgiao.org.vn), TS Trịnh Thanh Bình đã chia sẻ về vấn đề này như sau:
“Bản thân tôi đã chứng kiến hai người tập Pháp Luân Công được bệnh viện Tâm thần trung ương xác định là bị tâm thần, hoang tưởng cực độ. Do vậy tôi không tin tưởng thật sự vào các quảng cáo của Pháp Luân Công, và cũng không tin tưởng lời nói một phía từ tín đồ Pháp Luân Công (vì có thể chính những người này bị Lý Hồng Chí và bài tập cuối của Pháp Luân Công làm cho hoang tưởng).
Cùng là Thiền, Yoga mà các nhà sư chân chính, các thầy Yoga luôn phải kèm cặp học trò, luôn cảnh giác học trò tránh đi sai đường, và lo cho học trò bị tẩu hỏa nhập ma, khuyến cáo không tự tập. Ngược lại Lý Hồng Chí nói “tập pháp luân công được pháp thân của Lý Hồng Chí bảo hộ không bị ngoại tà xâm nhiễu” nếu như có pháp thân của Lý Hồng Chí bảo hộ không bị tẩu hỏa nhập ma vậy thì tại sao lại có những trường hợp bị tâm thần vì tập Pháp Luân Công? Cũng lưu ý rằng Pháp Thân là thuật ngữ của Phật giáo để chỉ Pháp Thân của một vị Phật“.
Đây thực sự là lời cảnh tỉnh sâu sắc đến toàn thể các bậc tăng ni Phật tử cũng như toàn thể nhân dân trước những hệ lụy của việc tin theo Pháp Luân Công.
T.B