Đầu bếp nổi tiếng Julia Child - điệp viên bí mật
Là một trong những đầu bếp người Mỹ nổi tiếng thế giới, ít ai ngờ được Julia Child lại là một điệp viên hoàn hảo. Đầu bếp hàng đầu nước Mỹ là một ngôi sao truyền hình, được nhiều người biết đến trong thế giới ẩm thực với niềm đam mê nấu ăn lớn.
Vào tháng 8/2008, hàng ngàn tài liệu được Mỹ giải mật tiết lộ nhiều bí mật hàng đầu. Trong số đó có thông tin về đầu bếp Julia Child được đề cập là một điệp viên bí mật. Những tài liệu mật được giải mật gồm có những tập tài liệu về nhân sự, những người từng làm cho Cơ quan phục vụ chiến lược (0SS) – tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA. Một trong những tập tin này nói về Julia McWiliams - tên thời con gái của đầu bếp Julia Child.
Theo những tài liệu được giải mật, Julia Child được OSS tuyển dụng dưới lốt nhân viên Hội Chữ thập đỏ Mỹ (ARC) năm 1942. Sau đó, bà được OSS giao nhiệm vụ đến thành phố Kandy của Sri Lanka để tổ chức mạng lưới điệp báo của OSS tại Nam Á chuyên thu thập thông tin về các hoạt động quân sự của phát xít Nhật. Dưới thân phận nhân viên ARC, Julia tiến hành cứu trợ nhân đạo tại nhiều địa phương ở Sri Lanka, Ấn Độ và cả Myanmar nhưng thực chất là để tuyển mộ các cộng tác viên là dân địa phương hoạt động tình báo. Khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, bà được điều về Mỹ làm việc tại Ban châu Âu của OSS. Năm 2004, nữ đầu bếp nổi tiếng này qua đời.
Bí mật ở nhà ga trung tâm tại New York (Mỹ)
Nhà ga trung tâm tại thành phố New York là nhà ga sầm uất nhất ở Mỹ. Mỗi ngày, hàng ngàn người đi qua những cánh cửa nhà ga trung tâm. Khách du lịch cũng thường đến nơi đây để trải nghiệm các hoạt động cũng như chụp ảnh lưu niệm. Tuy nhiên, không mấy người biết đến
bí mật bên dưới lòng đất ở nhà ga trung tâm.
Một căn hầm bí mật sâu 90m dưới lòng đất nhà ga trung tâm. Căn hầm này từng nhiều lần bị quân đội phát xít công phá trong Chiến tranh thế giới 2 chính vì tính chất quan trọng của nơi đây. Căn hầm tuyệt mật cũng trở thành mục tiêu tấn công của Hitler khi thông tin về hệ thống chuyển điện biến dòng điện xoay chiều thành điện năng cung cấp trực tiếp cho hệ thống xe lửa của quân Đồng minh bị tiết lộ. Nhờ có hệ thống này mà nhiều thiết bị quân sự và nhân lực được vận chuyển dọc miền Đông Bắc nước Mỹ trong chiến tranh.
Du khách và người dân Mỹ không thể tìm thấy bất cứ tấm bản đồ nào miêu tả về căn hầm bí mật này. Bởi lẽ, toàn bộ thông tin về địa điểm tuyệt mật này được bảo mật tuyệt đối. Sau khi những tài liệu về căn hầm bí mật trên được giải mật thì công chúng mới biết đến bí mật hàng đầu ở nhà ga trung tâm.
Chiến dịch "Cái kẹp giấy"
|
Wernher Von Braun là nhà khoa học Đức được Mỹ "chiêu mộ" trong chiến dịch "Cái kẹp giấy". |
Khi Chiến tranh thế giới 2 gần kết thúc, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã đồng ý cho thực hiện chiến dịch "Cái kẹp giấy" nhằm thu hút nhân tài của Đức Quốc xã khi phát xít Đức bại trận. Thậm chí, sau khi chiến tranh kết thúc, những nhà khoa học này bị truy lùng gắt gao vì những tội ác chiến tranh đã gây ra. Kết quả là khoảng 1.600 nhà khoa học Đức cùng gia đình của họ đã đến Mỹ và sau đó làm việc cho chính quyền Washington.
Chiến dịch cái kẹp giấy được thực hiện bởi Cơ quan tình báo Mục tiêu chung (JIOA). JIOA là một đơn vị mới thành lập có mục tiêu thu thập nguồn lực trí thức Đức để giúp phát triển kho vũ khí hóa học, sinh học và tên lửa cho Mỹ. Đơn vị này có nhiệm vụ bí mật di chuyển những nhà khoa học Đức đến Mỹ.
Wernher Von Braun - nhà khoa học tên lửa tham gia chương trình phát triển tên lửa V2 của phát xít Đức - là một trong những nhân vật hàng đồng trong danh sách các nhà khoa học mà Mỹ muốn "chiêu mộ". Khi sang Mỹ, nhà khoa học Braun và một số chuyên gia khác được đưa đến Fort Bliss, Texas và Bãi thử Tên lửa White Sands, New Mexico với tư cách “chuyên viên Bộ Chiến tranh” nhằm giúp Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa.
Kế đến, ông Von Braun trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA. Ông cũng là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V - loại tên lửa sau này đã giúp phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt Trăng.
Video bí mật chiếc máy nhắc chữ của Tổng thống Obama (nguồn: VTC):
Tâm Anh (theo TRT)