Chiến dịch Barbarossa
Chiến dịch Barbarossa (Operation Barbarossa) là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô Viết do quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong Chiến tranh thế giới 2. Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất về quân số tham chiến, cũng như đẫm máu nhất với con số thương vong chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hơn nữa, quyết định xâm lược Liên Xô là một trong những quyết định
sai lầm lớn nhất của Hitler. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 22/6/1941.
Ban đầu, phát xít Đức giành được thắng lợi nhưng về sau Liên Xô từng bước nắm quyền chủ động và đánh bại quân đội của Hitler khi tiến đánh Moscow.
Đức quốc xã thất bại là do đánh giá thấp quân đội Liên Xô, yếu kém về khả năng tổng động viên và thất bại về mặt chiến lược. Quyết định sai lầm tấn công Liên Xô của Đức quốc xã đã khiến phát xít Đức từng bước suy yếu và nhận kết cục bi bảm trong Chiến tranh thế giới 2.
Bom nguyên tử
Bom nguyên tử là một trong những vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất trong lịch sử. Vũ khí nguy hiểm này từng 2 lần được sử dụng trong Chiến tranh. Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản vào tháng 8/1945, buộc Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Theo ước tính, hơn 200.000 người thiệt mạng khi hai quả bom hạt nhân phát nổ.
Kể từ khi bom nguyên tử xuất hiện, nhiều cường quốc lớn chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân trong đó có Mỹ, Liên Xô. Năm 1961, Liên Xô từng cho phát nổ thử nghiệm bom Sa hoàng (Tsar Bomba) - một trong những thiết bị nổ đáng sợ nhất trong lịch sử. Qủa bom này có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Đây cũng là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.
Kể từ đó, khoảng 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân được tiến hành khiến nhiều người quan ngại về Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xảy ra mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng sẽ có thể hủy diệt cuộc sống của nhân loại. Theo đó, thương vong của cuộc chiến tranh này sẽ lớn hơn 2 cuộc chiến tranh thế giới trước. Không ít người cho rằng, phát minh ra bom nguyên tử là một sai lầm lớn.
Napoleon xâm lược Nga
Đang trên đà chiến thắng, năm 1812, Napoleon Bonaparte thực hiện cuộc xâm lược Nga với hy vọng kéo dài thành tích quân sự của mình hơn. Tuy nhiên đội quân 400.000 người của ông được cho là bất khả chiến bại dần dần giảm xuống một cách nhanh chóng. Theo ước tính, chỉ trong vòng 6 tháng, lực lượng khổng lồ của Napoleon đã giảm xuống còn khoảng 27.000 người khi cuộc chiến chấm dứt.
Quyết định xâm lược Nga được coi là sai lầm lớn trong đời Napoleon. Nguyên do khiến chiến dịch quân sự của nhà cầm quân này thất bại là do đánh giá sai tình hình khi hành quân vào mùa đông khắc nghiệt, chuẩn bị hậu cần ít ỏi dẫn đến lượng lớn binh sĩ chết đói, chết rét hay bệnh tật.
Trước sự tấn công hùng hậu của quân đội Liên Xô, binh sĩ Napoleon buộc phải rút quân và nhận lấy thất bại cay đắng. Chiến dịch xâm lược Nga thất bại của Napoleon là bước khởi đầu cho kết thúc của nhà cầm quân này - người sau này phải sống lưu vong vào tháng 4/1814.
Tâm Anh (theo TRT)