Sài Cấm Thành là một công trình kiến trúc hoàn mỹ của Trung Quốc cổ đại với nghệ thuật trang trí nội thất phong phú, sự sử dụng màu sắc tương phản tạo nên một quần thể kiến trúc có tầng thứ, phân cấp rõ ràng và đặc biệt thể hiện rõ nét quyền lực của nhà vua.
Thể hiện rõ nét quyền lực
Một đặc điểm nổi bật khác nữa của kiến trúc Cố Cung là biết lợi dụng màu sắc sặc sỡ, tương phản, tạo cho vật thể kiến trúc có tầng thứ, phân cấp rõ ràng. Chính nhờ sử dụng nghệ thuật màu tương phản mà Sài Cấm Thành khi ta nhìn xa trông giống như những làn sóng biển trào dâng, gợn sóng lăn tăn. Các nhà kiến trúc Sài Cấm Thành đã sử dụng hài hòa hai màu vàng và xanh hết sức hài hòa trang nhã.
Về nghệ thuật trang trí nội thất Sài Cấm thành rất phong phú và đa dạng, nhưng luôn luôn tạo ra một thứ đồng nhất giữa nghệ thuật trang trí và bày biện. Các đồ đạc, vật quý bên trong các phòng tạo nên một cảm giác dù vào bất cứ nơi nào của Sài Cấm thành đều thấy sự bài trí đồ đạc trong nhà mang tính nghệ thuật hòa đồng với nghệ thuật trang trí.
Biểu hiện quan trọng của Sài Cấm thành là sự thể hiện rõ nét quyền lực của nhà vua mà chủ yếu là tập trung các cung điện ở giữa như điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa ngạo nghễ nằm giữa tiền triều, là nơi tập trung các hoạt động chính trị của hoàng đế như ngự triều, yến tiệc, phong tướng để xuất quân đi chinh phạt. Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện cũng là nơi diễn ra các hoạt động thường ngày của nhà vua, nhưng không phải là các hoạt động lớn. Do đó, quy mô kiến trúc không tôn nghiêm rõ nét như điện Thái Hòa.
Trong các thành phần kiến trúc và điêu khắc cũng thể hiện đẳng cấp biệt khu nghiêm cẩn. Ví dụ, tại điện Thái Hòa đặt 10 pho tượng thú cao to lừng lững, trong đó ở Bảo Hòa điện chỉ có 9 pho tượng và Trung Hòa điện 7 pho, còn 6 cung điện ở hai bên Đông, Tây trục giữa chỉ bố trí mỗi tòa 5 pho tương nhỏ mà thôi.
Công trình kiến trúc hoàn mỹ
Về cấu trúc tổng thể hoặc đơn chiếc cũng như việc trang trí ở Sài Cấm Thành đều mang một ý nghĩa đặc trưng định hình sẵn từ xa xưa, tức là theo thuyết âm dương ngũ hành. Theo quan niệm đó, hướng nhìn thẳng lên mặt trời là dương, hướng phía sau là âm. Lấy quy luật này làm quy luật căn bản của vũ trụ và xã hội để xác lập ra mối quan hệ trên dưới, vua tôi...
Theo quan điểm trên, ngoài triều là nơi chủ yếu hoạt động của hoàng đế - thiên tử. Hoàng đế là dương, hỏa chủ lớn, là nơi thực thi quyền lực. Hậu tẩm (buồng ngủ) nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu và các phi tần là âm, thủy chủ tạng (nước là chính) đó là nơi để ngủ nghỉ.
Ngoài ra trong thiết kế kiến trúc lấy các số chẵn, lẻ để phân chia âm- dương. Số lẻ là dương, số chẵn là âm. Các tượng thú và nóc nhà cung điện đại bộ phận là số lẻ. Trong số lẻ lấy con số 9 làm chủ. Vì thế, cửa lớn Cố cung (trừ cửa Đông Hoa) đều có 9 dãy 9 hàng cửa. Vũ khí đặt trong Hoàng cung theo 9 khẩu một.
Sài Cấm Thành là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ của Trung Quốc cổ đại. Và kiến trúc sư cho công trình nguy nga tráng lệ này là một người Việt Nam: Nguyễn An.
(còn nữa)
Dương Tuấn