Lời nói tử tế là bước đầu tiên trong việc giáo dục gia đình
Ở xã hội ngày nay, có nhiều ông bố bà mẹ thường không tán dương, khen ngợi con cái của mình. Thay vào đó họ cứ dùng biện pháp chê bai, so sánh con mình với con nhà người ta.
Nhưng chính phương pháp này lại mang về toàn đả kích. Nhiều đứa trẻ vì thế mà tổn thương, ngày càng tiêu cực trở nên tự ti, trầm cảm.
Ở giai đoạn này đứa trẻ rất muốn được người khác thừa nhận, đánh giá cao. Nếu lúc nào cũng chỉ nhận được sự chế diễu của cha mẹ thì chúng sẽ ngày càng xa lánh cha mẹ. Bởi thế mà trong giáo dục gia đình, những lời nói tử tế là không thể thiếu.
Lời nói tử tế là thói quen nên có nhất trong hôn nhân
Từ thời cổ đại thì người xưa lúc nào có quan niệm rằng bí quyết gìn giữ quan hệ hôn nhân tốt nhất là đôi bên cùng tôn trọng, yêu thương lẫn nhau.
Vợ chồng nói chuyện với nhau có khách khí không có nghĩa là đang xem bạn là người ngoài nên lúc nào duy trì thói quen ăn nói lịch sự. Không chỉ áp dụng với bạn đời, bố mẹ mà con cái cũng cần phải như vậy.
Những gia đình bất hạnh, ngày này qua ngày khác chỉ có những mâu thuẫn, dẫn đến vợ chồng không biết nhẫn nhịn nhau. Không lựa lời ăn nói tử tế thì sớm muộn cũng phá vỡ đi mối quan hệ vợ chồng.
Trong hôn nhân, cả vợ và chồng đều nên hiểu, nhà là mái ấm yêu thương, là chốn trở về bình yên, mà mỗi thành viên cần phải bao dung lẫn nhau, không phải là nơi nói chuyện thị phi, vì thế không nên dùng những lời lẽ cay nghiệt sắc lạnh để khoét sâu vào lòng đối phương.
Lời nói tử tế là biểu hiện của lòng hiếu thảo mà con cái dành cho cha mẹ
Chúng ta vẫn thường cho rằng chỉ cần phụng dưỡng đầy đủ, cho cha mẹ ăn ngon mặc đẹp thế là hiếu thuận. Thế nhưng chúng ta lại quên đi cách ăn nói với cha mẹ.
Mỗi người nên đều học cách dùng tình yêu và lòng khoan dung để lắng nghe cũng như đối xử với nhau. Để có gia đình hạnh phúc thì không thể thiếu đi tình yêu và lòng biết ơn được. Muốn có được một gia đình hạnh phúc, trước tiên hãy bắt đầu từ việc “lựa lời mà nói” trong các cuộc trò chuyện với người thân.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep