Thời cổ đại Trung Quốc, người có thể làm chức quan Tể Tướng, Thừa Tướng có rất nhiều, nhưng người xứng đáng được mệnh danh là danh tướng thiên cổ thì chẳng có mấy người. Gia Cát Lượng là một trong số ít đó.
Từ khi Lưu Bị qua đời ở Bạch Đế Thành, Lưu Thiện chỉ mới mười mấy tuổi, không hề có kinh nghiệm trị quốc, mọi trọng trách của cả nước Thục đều đặt trên vai của một mình Gia Cát Lượng. Khổng Minh vuốt vuốt râu, dùng ánh mắt thâm sâu ngước nhìn trời xanh, một mình cố gắng gánh vác trách nhiệm nặng nề.
Trong cuốn tản văn “Xuất sư biểu” của mình, Gia Cát Lượng tự giới thiệu thân thế của bản thân, vốn là nông phu trồng trọt ở Nam Dương, thái độ khiêm tốn này của ông khiến mọi người bội phục. Đi theo Lưu Bị chinh chiến tứ phương, không phải là để giành được công danh lợi lộc, cũng chưa từng nghĩ tới lấy bổng lộc cao, ở nhà cao cửa rộng. Nếu có ham muốn đó, ông hoàn toàn có thể lựa chọn đi theo Tào Tháo hoặc Tôn Quyền, bởi đi theo họ chắc chắn là sẽ có đãi ngộ tốt hơn là Lưu Bị.
Sau khi Lưu Bị có chút khởi sắc, cũng không hề để Gia Cát Lượng thiệt thòi, cả hai gần như cùng ăn cùng ngủ, không phân chủ tớ, mọi ý kiến và lời khuyên của Gia Cát Lượng, hầu như Lưu Bị đều tiếp thu. Là một trong những người sáng lập lên nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng trở thành “Nhị đương gia” chỉ đứng sau Lưu Bị, có thể coi như ngang bằng chức Thừa Tướng, huống hồ thu nhập khi ấy của nước Thục cũng khá tốt, bổng lộc hàng năm của ông có lẽ rất khả quan.
Gia Cát Lượng qua đời đã để lại bao nhiêu tài sản? (Ảnh minh họa)
Có một điểm có thể chắc chắn rằng, Khổng Minh là một quan thanh liêm, với nhân phẩm của ông, vốn dĩ không thể nào là ra những chuyện tham ô, bòn rút của công được, hơn nữa tiền thưởng và bổng lộc mà triều đình ban phát cho ông cũng không ít, đất đai vườn tược thì càng không phải nói. Dù tính từ năm 221 cho tới khi Khổng Minh qua đời (năm 234), làm Thừa Tướng 30 năm, gia sản mà ông tích lũy được có lẽ cũng rất nhiều.
Vậy tài sản của ông là bao nhiêu mà khiến Lưu Thiện cảm động rơi nước mắt?
Trong lần cuối cùng bắc phạt, Gia Cát Lượng đổ bệnh, nước mắt rơi từ trong khóe mắt, không phải vì ông sợ chết, mà là vì tiếc nuối vẫn chưa hoàn thành được di nguyện của Lưu Bị. Cảm giác như đã gần đất xa trời, Gia Cát Lượng kêu người lấy bút mực ra, viết một bức thư cho Hậu chủ Lưu Thiện, cũng coi như là di ngôn lúc lâm chung.
(Ảnh minh họa)
Nội dung của bức thư này không dài, chưa tới 150 chữ, chia thành 2 phần. Phần thứ nhất, khuyên Lưu Thiện sau này cần phải yêu cầu về bản thân nghiêm khắc hơn, trải nghiệm nỗi khổ của người dân trong thiên hạ, không thể ham chơi như trước kia được. Phần thứ hai, Gia Cát Lượng báo cáo tình hình tài sản của mình, 15ha ruộng, thêm vào đó là hơn 800 cây dâu, ngoài ra không còn thứ gì nữa.
Nghe có vẻ như Gia Cát Lượng cũng khá giàu có, nhưng với chức vị của ông thì số tài sản này lại khá khiêm tốn. Dường như có không ít bổng lộc, ông đem đi quyên góp cho quân đội. Lưu Thiện đọc thư xong cảm thấy vô cùng bất ngờ, thậm chí còn nảy sinh lòng hoài nghi, cử người đi điều tra, phát hiện mọi lời mà Thừa Tướng nói đều là sự thật, cảm động rơi nước mắt.
(Ảnh minh họa)
Gia Cát Lượng không chỉ đảm nhiệm chức Thừa Tướng, còn là một người cha xuất sắc. Tài sản quý báu nhất mà ông để lại cho con cháu không phải là ruộng đất, đồng dâu, mà là tư tưởng trung quân báo quốc. Con trai ông là Gia Cát Chiêm và cháu trai Gia Cát Thượng đều ghi lòng tạc dạ những điều mà ông dạy, cuối cùng đều qua đời trên sa trường trong cuộc chiến chống lại sự tấn công của Đặng Ngải, không hề làm Gia Cát Lượng xấu hổ.
Theo Thu Hà/Thuơng Hiệu và Pháp Luật