Được ban 3 chữ, Hòa Thân tưởng là “kim bài miễn tử” nào ngờ...

Google News

Trong lịch sử Trung Hoa, Hòa Thân luôn được biết đến là 1 tên tham quan khét tiếng.

Càn Long tình nguyện bao che cho Hòa Thân và nguyên nhân thực sự phía sau
Từ cổ chí kim, lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận sự xuất hiện của không ít tham quan. Thế nhưng sự thực là khó có tham quan nào lại được Hoàng đế bao che, dung túng như Hòa Thân.
Mặc dù nắm trong tay số tài sản kếch xù, lại có không ít thủ đoạn mập mờ để kiếm tiền, nhưng Hòa Thân vẫn có một giai đoạn thỏa sức lộng hành khi Càn Long còn nắm quyền.
Chính điều này đã khiến hậu thế không khỏi thắc mắc: Một vị vua túc trí đa mưu như Càn Long chẳng lẽ lại không hay biết đến sự lộng hành của đại tham quan họ Hòa này hay sao?
Thực tế, Càn Long không phải không biết chuyện Hòa Thân tham ô. Thế nhưng vị Hoàng đế khôn ngoan này lại lựa chọn "mắt nhắm mắt mở" vì những lý do dưới đây.
Thứ nhất, Hòa Thân thực chất chính là một chiếc túi tiền không đáy để nhà vua mặc sức bòn rút.
Khi Càn Long bước vào tuổi già, ông càng lúc càng thích xa hoa, hưởng lạc. Sau lần vi hành Giang Nam của vị Hoàng đế này thực chất đều tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ.
Duoc ban 3 chu, Hoa Than tuong la “kim bai mien tu” nao ngo...
 
Trong khi đó, quốc khố vốn chỉ đủ chi tiêu. Vì vậy một tham quan giàu có như Hòa Thân nghiễm nhiên trở thành túi tiền của Hoàng đế.
Thứ hai, Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan họ Hòa này đã biết phải làm gì, nên nói gì.
Thứ ba, Hòa Thân thực sự là một nhân tài. Mặc dù bị coi là một đại tham quan, nhưng vị quan họ Hòa này lại luôn duy trì những nguyên tắc, phàm là những chỗ không nên tham ô thì ông cương quyết không lấy dù chỉ một đồng.
Tương truyền rằng mặc dù là "trùm sò" trong những phi vụ mua quan bán chức hay nhận hối lộ, nhưng Hòa Thân không bao giờ đụng tới những khoản tiền quan trọng như tiền cứu nạn thiên tai cho bách tính.
Nhầm tưởng mật chỉ vua ban là kim bài miễn tử và cái kết đắng cho tham quan họ Hòa
Có lẽ bản thân Hòa Thân hiểu rõ hơn ai hết, một khi Càn Long không còn, tính mạng của mình chắc chắn càng khó giữ.
Vì vậy, có giai thoại truyền lại rằng, tham quan thức thời này đã xin Càn Long để lại cho mình một mật chỉ cứu mạng, coi đó như "kim bài miễn tử" để dùng trong lúc nguy nan.
Mặc dù Càn Long đồng ý giao cho mật chỉ, nhưng lại dặn Hòa Thân cất kỹ, chỉ mở ra khi nào cần dùng tới.
Cũng bởi vậy mà nội dung của mật chỉ này chỉ thực sự được tiết lộ khi Hòa Thân đã rơi vào đường cùng.
Ngày 7/2/1799, Thái Thượng Hoàng Càn Long băng hà ở tuổi 87. Chỗ dựa vững chắc nhất của Hòa Thân đã chính thức sụp đổ, việc đại tham quan này rơi vào tầm ngắm của Gia Khánh cũng là điều hiển nhiên.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi Càn Long qua đời, Hòa Thân đã bị Gia Khánh hạch tội và khám nhà.
Nhận thấy bản thân đã rơi vào tình thế nguy nan, Hòa Thân liền dùng đạo mật chỉ mà Càn Long đã ban cho năm nào với hi vong có thể cứu vớt đại cục.
Thế nhưng khi mở "kim bài miễn tử" ra, đại tham quan họ Hòa không khỏi tá hỏa khi nhìn thấy mật chỉ chỉ có vẻn vẹn 3 chữ: "Cho toàn thây".
Những chữ này ám chỉ rằng Càn Long cũng đã hết cách che chở cho Hòa Thân, vị tham quan này cũng chỉ còn nước chờ ngày tận mạng.
Sau khi bị hạch tội và tịch thu gia sản, Hòa Thân đã bị Gia Khánh xử án lăng trì. Tuy nhiên có lẽ vì kiêng nể mật chỉ của tiên đế, vị vua này lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn và cho ông được chết toàn thây bằng cách tự vẫn tại phủ vào ngày 22/2/1799.
Lời nguyền trước khi chết
Sau khi Hòa Thân chết, toàn bộ tài sản của ông đều bị tịch thu, sung công. Nhờ chuyện này mà quốc khố nhà Thanh trở nên giàu có. Dân gian bởi thế mới có câu: “Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no”.
Hoàng đế Gia Khánh vốn định xử Hòa Thân tội lăng trì. Nhưng các quan đại thần và công chúa cầu xin, Hoàng đế mới đổi lại, ban cho Hòa Thân tự tử trong nhà.
Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười một cách lạnh lùng, ghê rợn. Sau đó ông viết một câu thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh. Lời nguyền như sau:
Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân Kim triều tản thủ tạ hồng trầnTha niên thủy phiếm hàm long nhậtNhận thủ hương yên thị hậu thân.
Tạm dịch:
Năm mươi năm hư hư thực thựcKiếp này buông tay tạ hồng trầnNăm sau nước dâng con lũ lớnNhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.
Hai câu thơ đầu là hồi ức về những điều đã qua của Hòa Thân, coi cuộc đời 50 năm của mình như mây khói. Hai câu sau ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. “Thủy phiếm hàm long” chỉ nước lũ dâng cao.
Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ.
“Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân” chính là ngụ ý Hòa Thân sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai, sông Hoàng Hà vỡ đê một lần nữa tại tỉnh Hà Nam. Đúng tháng 10 vào một năm ấy, một bé gái oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cô bé ấy chính là Từ Hy Thái Hậu sau này.
Có người nói rằng đời trước của Từ Hy Thái Hậu chính là Hòa Thân. Bà chấp chính mấy chục năm, khiến Triều Thanh ngày càng suy tàn và bị các nước phương Tây thi nhau xâu xé. Cuối cùng, Từ Hy Thái Hậu đã khiến vương triều Mãn Thanh gần sụp đổ, đồng thời bị diệt vong vào năm thứ 3 sau khi Từ Hy băng hà. Điều này cũng ứng nghiệm với lời nguyền Hòa Thân lưu lại từ 100 năm về trước.
Tất nhiên đó là một giả thuyết rất ly kỳ. Hòa Thân chết bởi tay Hoàng đế triều Thanh, nguyền rủa triều Thanh. Hơn 100 năm sau Hòa Thân đầu thai thành Từ Hy Thái Hậu, thao túng triều chính, coi các Hoàng đế nhà Thanh như quân cờ, con tốt trong tay, chính là trả lại mối hận năm xưa.
Người ta nói bánh xe lịch sử là có sự luân hồi. Lịch sử cũng có nhân quả và báo ứng của riêng mình, chính là “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”.
Theo Min (TH)/Khoevadep