1. Người có đức lớn
Người có đức lớn là một người lương thiện, trong mọi sự họ luôn nhẫn nhịn và chân thành. Trong cuộc sống, họ luôn lấy đức làm đầu, lấy tâm mà khởi, nói việc hay, làm điều thiện, chan hòa và bao dung với mọi người. Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Người có đức lớn sẽ luôn nhận được sự bảo trợ của Thần Phật. Nếu bạn làm tổn hại họ, sẽ phải nhận lấy báo ứng cho riêng mình.
2. Người mà mình mang ơn
Trên đời này, người bạn mang ơn vô số kể. Cha mẹ là ân nghĩa lớn nhất - họ là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng bạn. Thầy cô là ân nghĩa thứ hai - những người truyền cho bạn tri thức, khai mở trí tuệ. Bạn bè là ân nghĩa thứ ba - đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Và những người khác đã dang tay giúp đỡ những lúc bạn gặp nguy khốn. Có ơn phải trả, có nghĩa phải nhớ. Vong ơn phụ nghĩa, là tự rước lấy báo ứng, tiêu giảm phúc đức của bản thân.
3. Người đồng cam cộng khổ
Cổ nhân dạy: "Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ". Những người từng đồng cam cộng khổ với bạn đã phải trả giá rất nhiều. Thậm chí, họ sẵn sàng chịu thiệt về mình để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình. Thế nên, nếu sau này giàu sang mà vứt bỏ, trong phú khinh bần thì không thể tha thứ.
Tôn trọng người khác là một loại trí tuệ
Cổ nhân dạy: “Quý trọng người khác là quý trọng chính mình. Sống phải biết lễ nghĩa, tôn trọng, như vậy tình cảm mới ngày càng vững chắc, bền chặt". Người biết tôn trọng người khác luôn hiểu rõ đạo lý, con người sống ở đời cần phải đối đãi bằng ân nghĩa, có qua có lại. Bậc quân tử luôn uống nước phải nhớ đến nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Chỉ có kẻ tiểu nhân mới vong ân phụ nghĩa, ăn cây táo rào cây sung.
Mỗi cuộc gặp gỡ trên đời đều xuất phát từ chữ duyên, chứ không phải vô cơ mà gặp. Thế nên, hãy tôn trọng nhau hết thảy, trân quý hết lỏng mới có thể hóa gải nghiệt duyên, mang lợi cho người, lại tích thêm phúc đức cho chính mình.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep