Dùng AI phục dựng cuộc sống dân Bắc Kinh thời nhà Thanh

Google News

Đoạn video này được nhiều khen ngợi là chân thực tới mức họ có cảm giác như bản thân vừa "xuyên không" về thời nhà Thanh.

Gần đây, trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc lan truyền một đoạn video về cuộc sống của người dân Bắc Kinh những năm cuối thời nhà Thanh. Ngay khi vừa đăng tải, video này đã thu hút hàng triệu lượt xem. Video này được phục dựng lại bằng AI (trí tuệ nhân tạo).

Đoạn video về cuộc sống của người dân Bắc Kinh những năm cuối thời nhà Thanh được phục dựng bằng AI. (Ảnh: Sohu)

Đoạn video này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi bởi sự sống động của Bắc Kinh vào những năm cuối triều đại nhà Thanh mà nó mang lại. Nếu như trước đây chúng ta chỉ có thể tưởng tượng về cuộc sống của con người thời phong kiến thì nay đã dễ dàng xem qua màn hình máy tính, điện thoại…

Được biết, clip này được thực hiện bởi Ohtani Spitzer, một nhà sản xuất game 28 tuổi. Anh chàng tự nhận rằng mình mới chỉ là người chập chững bắt đầu bước vào lĩnh vực AI. Theo Ohtani Spitzer, AI hiện nay đã có thể biến nhiều điều không tưởng thành hiện thực và mọi người có thể sử dụng nó để mang lại lợi ích cho bản thân. Nhà sản xuất game cũng mong mọi người sau khi xem video này sẽ hiểu thêm về cuộc sống của những người thuộc thế hệ trước.

Quá trình phục dựng đoạn video bằng AI được chia làm nhiều bước. (Ảnh: Sohu)

Ohtani Spitzer chia sẻ, quá trình phục dựng bằng AI của anh chia làm 3 bước.Đầu tiên, anh cần bổ sung khung hình và dùng AI bổ sung hình ảnh trung gian cho video có thể đạt tốc độ 60 khung hình/giây để việc chạy clip mạch lạc hơn. Sau đó, anh ta sử dụng cấu trúc lệnh để yêu cầu AI tô màu cho các khung hình. Bước cuối cùng là khuếch đại độ phân giải của đoạn video. Công đoạn này cũng được Ohtani Spitzer sử dụng công cụ AI để biến hình ảnh có độ phân giải thấp thành chất lượng cao 4K.

Sau khi được phục dựng bằng AI, các nhân vật, bối cảnh và mọi thứ trong đoạn video rõ ràng và sống động hơn. (Ảnh: Sohu)

Từ video và hình ảnh trong clip, chúng ta có thể thấy sau khi được phục dựng bằng AI, các nhân vật, bối cảnh và mọi thứ trong khung hình rõ ràng và sống động hơn. Quả thực, khi xem đoạn video phục dựng này khiến khoảng cách của các thế hệ như được rút ngắn lại, khiến chúng ta có cảm giác như mình thực sự đang sống ở những năm cuối triều đại nhà Thanh cùng những con người thời đó.

Theo Nguyệt Phạm/Báo Phụ nữ Thủ đô