Cơ cực vì lười biếng
Chúng ta thường nói rằng, cần phải giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống, đây cũng là đức tính tốt của một con người. Nhưng tại sao lại nói, không giúp đỡ những người nghèo khó, thiếu thốn?
Nếu một người đang sống trong hoàn cảnh nghèo khó đến với chúng ta để vay tiền, đừng nghĩ rằng việc không cho anh ta vay tiền là một hành vi tàn nhẫn. Việc cho một người vay tiền khá đơn giản, nhưng đôi khi, việc này chưa chắc đã giúp được người đó mà còn có thể gây hại cho người bạn đó.
Như có câu: “Giúp người nghèo chứ không giúp người lười biếng” đây là một câu nói khôn ngoan được người xưa lưu truyền. Nó có ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng nếu bạn bè gặp hoạn nạn thì phải giúp đỡ, chứ những người mà nghèo, lâm vào hoàn cảnh cơ cực vì lười biếng thì không được cho mượn tiền.
Trên thực tế, chỉ cần một người có tứ chi khỏe mạnh, bằng chính sự chăm chỉ của mình, người đó có thể sống một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Nếu một người luôn nghèo, không phải vì họ gặp quá nhiều khó khăn mà có thể là người này rất lười biếng, không bao giờ muốn vượt qua khó khăn bằng chính năng lực của mình, vì vậy cuộc sống sẽ xuống dốc. Nếu bạn cho một người như vậy vay tiền, anh ta sẽ càng không muốn tiến bộ và luôn muốn dựa dẫm vào người khác, điều này thực sự đang làm hại anh ta. Vì vậy, bạn không thể cho một người như vậy vay tiền, đôi khi chính sự “nhẫn tâm” của bạn có thể buộc anh ta thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Người thân có tính cách không đáng tin
Người ta thường nghĩ người thân dù gì cũng có chút máu mủ ruột thịt, sẽ không chơi xấu nhau. Nên vấn đề tiền bạc đôi khi lại dễ dãi với những người thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mọi thứ không hoàn toàn là như vậy.
Hãy thử nghĩ, nếu cho người thân vay tiền nhưng sau đó họ lại không muốn trả, làm sao ta dám đòi, nhất là những người vốn dĩ có những thói hư tật xấu như lười biếng, tham lam, ỷ lại, lợi dụng... Những người bạn đã biết có tính cách như vậy thì càng không nên dính dáng chuyện bạc tiền, bởi nếu cho mượn thì đôi khi tiền mất mà tình cảm máu mủ ruột rà cũng sứt mẻ theo.
Người đã không liên lạc trong một thời gian dài, đột nhiên muốn vay tiền của bạn
Vào một buổi chiều, đột nhiên bạn nhận được một cuộc điện thoại từ một người bạn học cùng lớp đại học đã không liên lạc trong một thời gian dài. Khi bạn còn đang tự hỏi tại sao họ biết số điện thoại của mình thì họ đã nhanh mồm nhanh miệng đi thẳng vào vấn đề vay tiền rồi. Đối với họ, vay tiền quan trọng hơn vài câu xã giao kia.
Tại thời điểm này, bạn phải rõ ràng. Đừng bao giờ nhìn bạn học cũ bằng cách nhìn cũ, bởi vì chúng ta không biết những gì họ đã trải qua và ai rồi cũng sẽ thay đổi. Khi họ không thiếu tiền, họ có thèm nghĩ đến bạn không? Khi họ giàu có, họ có nghĩ tới việc mời bạn đi cà phê, ăn uống gì không? Vậy khi họ thiếu tiền, tại sao họ không nghĩ ra ai khác mà là bạn?
Cho những người như vậy vay tiền thì rất có khả năng "tiền một đi không trở lại" vì bạn chẳng thể kiểm chứng được địa chỉ họ cho, số điện thoại họ dùng có đúng không . Và đó cũng là những người bạn "vội vàng đến rồi cũng vội vàng đi".
Theo Nguyễn Giang/Bảo Vệ Công Lý