Quả ngôn dưỡng khí
Con người biết kiểm soát cái miệng của mình chính là mỹ đức, bậc nhất mà nhân loại cần phải học hỏi. Còn người phương Đông thì cho rằng nếu như cái miệng không quản lý được thì bao nhiêu phúc báo cũng tan tành.
Người biết du dưỡng trong tâm thì biết nghĩ đến người khác, nên sẽ cẩn thận lời ăn tiếng nói của bản thân mình hơn. Người thông mình họ biết nên nói gì, lời của họ tuy ít nhưng ý nghĩa vô cùng.
Quả sự dưỡng thần
Người bình thường tập trung tinh thần để làm tốt một việc đã khó, bởi vậy làm việc cần làm đúng lúc đúng nơi, tránh hao công tốn sức mà không đạt kết quả gì.
Vốn dĩ có rất nhiều người chuyện gì cũng làm, nhưng mọi chuyện đều làm không tốt bởi vì thiếu cái tâm chuyên nhất. Cuối cùng chỉ khiến cho người khác mệt mỏi về tinh thần mà thôi. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng là như thế, bất kể làm một công việc gì dù lớn hay nhỏ thì đều cần dụng tâm chuyên nhất, tập trung, chăm chỉ, kiên nhẫn làm thì mới mong có được thành công.
Quả tư dưỡng tinh
Đời người sống càng nghĩ quá nhiều lại càng rước thêm phiền não, chính là làm bản thân ưu phiền ơn.
Quả dục dưỡng tính
Quả dục không phải là sống thiếu thốn vật chất mà là giữ cho tâm không tham, giữ cho lòng thanh tịnh. Giữ tâm thanh sạch, ít dục vọng là cách tu dưỡng tâm tính. Bởi vì người quả dục sẽ không bị vật chất chế ngự hay lôi cuốn mà đánh mất chân tâm của mình.
Ngược lại, người ham muốn danh lợi mạnh mẽ, luôn tranh đấu sẽ sống mệt mỏi, lại còn gây họa loạn trong xã hội.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep