Gót của đế giày bằng hoa ở giữa, nhìn chung cao từ năm đến mười phân, có thể mọi người đang thắc mắc tại sao cung nữ thời nhà Thanh lại đi giày đế bằng hoa, thực ra rất hữu dụng.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là nó phải thuận tiện cho hoàng đế, bởi vì chiều cao và chất liệu của đôi giày hoa mà các phi tần mang là khác nhau, và đôi giầy của các bậc phi tần đi cũng khác nhau, điều này có thể giúp hoàng đế phân biệt được thứ bậc và danh tính của các phi tần ngay lập tức bằng đôi giày đế bằng hoa.
Chúng ta đều biết sườn xám ở thời nhà Thanh rất dài, nếu phụ nữ có vóc dáng thấp bé mà mặc sườn xám dài thì rất bất tiện, đi giày đế bằng hoa có thể tăng chiều cao, ngăn sườn xám lau sàn là điều quan trọng nhất. Có thể thấy các đôi giày đế nồi của Từ Hi Thái hậu, đôi nào cũng cực kỳ đẹp.
Để giữ thăng bằng khi mang kỳ hài, người phụ nữ phải giữ thẳng lưng, chân bước chậm rãi, khoan thai. Nếu gấp gáp lắm cũng chỉ có thể đi từng bước ngắn. Bên cạnh đó họ thường vung vẩy hai tay theo chiều trước sau giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng. Để thêm nét điệu đà, nữ tính phụ nữ xưa thường cầm theo một chiếc khăn tay xinh xắn.
Ngoài ra, xoay quanh nguồn gốc của kỳ hài có rất nhiều cách giải thích. Một trong những giả thuyết được biết đến nhiều nhất là câu chuyện cảm động về nàng công chúa báo thù cho cha. Theo đó khi phụ vương của công chúa tộc Mãn Châu Đa La Cam Chu bị thủ lĩnh bộ lạc tên Cáp Tư Cổ Hãn sát hại, kinh thành A Khắc Đội của họ cũng bị chiếm cứ.
Nàng công chúa quyết tâm đoạt lại thành trì, báo thù cho cha. Tuy nhiên, xung quanh thành là đầm lầy, nước sâu hơn 3 thước (khoảng hơn 1m), người và ngựa không cách nào qua được. Sau nhiều đêm suy nghĩ, nhớ đến đôi chân dài của hạc trắng Đa La Cam Chu đã chế ra loại giày có phần đế cao giúp nàng đưa quân vượt đầm lầy, lấy lại kinh thành, hoàn thành tâm nguyện rửa hận báo thù.
Về sau, phụ nữ Mãn tộc hình thành thói quen sử dụng loại giày này khi đi hái nấm và quả dại để tránh côn trùng, rắn độc. Càng về sau kỳ hài ngày càng được chế tác tinh xảo, đẹp mắt và trở thành bản sắc "độc nhất vô nhị" của phụ nữ Thanh triều.
Ngoài quan điểm trên còn tồn tại một cách lý giải khác liên quan đến tục bó chân của người Hán. Xưa kia bàn chân “Kim liên tam thốn” (tức gót sen ba tấc) được xem là chuẩn mực cho nét đẹp của phụ nữ Hán tộc. Để sở hữu bàn chân như ý các thiếu nữ phải chấp nhận đau đớn thực hiện tục bó chân với quan niệm chân càng nhỏ càng đẹp.
Sau khi người Mãn lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, triều đình phong kiến thực hiện nhiều quyết sách để truyền bá văn hóa của người Mãn, xóa bỏ ảnh hưởng phong tục tập quán của người Hán bao gồm việc cấm tất cả phụ nữ bó chân.
Nhưng dường như "phép vua thua lệ làng", tiêu chuẩn sắc đẹp với bàn chân “kim liên tam thốn” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Vì vậy, nam giới nhà Thanh lúc bấy giờ cũng bị ảnh hưởng, chỉ thích lấy vợ bó chân để tỏ ra là quý tộc. Trong khi đó phụ nữ Mãn tộc vốn quen với cưỡi ngựa săn bắn, sùng bái đôi chân tự nhiên.
Để giải quyết mâu thuẫn này, những chiếc kỳ hài đã được ra đời. Kiểu giày với phần đế cao giúp đôi chân được giấu khéo léo dưới lớp xiêm y dài, không lộ bàn chân to thô mà họ cho là kém thẩm mỹ. Hơn nữa dù việc mang kỳ hài gặp không ít bất tiện nhưng nó giúp bước đi trông uyển chuyển, thanh thoát đồng thời khiến vóc dáng trông cao ráo, thon thả hơn.
Đặc biệt, với các phi tần người Mãn ngoại hình vô cùng quan trọng. Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực chốn hậu cung ác liệt không kém gì chiến trường và một trong những cách đơn giản nhất để họ làm nổi bật bản thân chính là sử dụng giày "Hoa bồn để".
Giả thuyết cuối cùng được đưa ra là kỳ hài có thể giúp phụ nữ Mãn Thanh chống lại cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết. Người Mãn vốn đến từ vùng Đông Bắc lạnh lẽo nên việc mang giày đế cao có tác dụng giữ ấm, tránh khí lạnh nhiễm vào lòng bàn chân và toàn bộ cơ thể.
Theo Hồ Yên/Công lý & xã hội