Mới đây, diễn đàn của những fan hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung trên trang Sina Weibo (trang mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc) xuất hiện một topic thu hút rất nhiều người tham gia. Chủ đề tranh luận của các thành viên xoay xung quanh cái chết của nhân vật Kiều Phong trong Thiên long bát bộ.
Ở phần cuối tác phẩm này, Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc hợp lục đẩy lùi binh lính nước Liêu. Đúng lúc cao trào, không ai ngờ, Kiều Phong đột nhiên tự sát bằng một mũi tên. Cái chết của Kiều Phong khiến rất nhiều người hâm mộ cảm thấy chưa thỏa mãn. Do đó, họ đã đưa ra một giả thuyết rất thú vị về việc Kiều Phong có liên quan tới một đệ nhất cao thủ võ lâm sau này – Độc cô cầu bại. Vậy giữa hai người có mối liên kết gì? Hãy cùng tìm hiểu qua phần đặt giả thuyết và phân tích dưới đây.
Kiều Phong được cứu sống
Theo Thiên long bát bộ, Kiều Phong vì muốn ép Gia Luật Hồng Cơ lui binh nên đã tự sát. Vì quá đau lòng trước cái chết của chàng, A Tử đã bế Kiều Phong nhảy xuống vực tự tử. Thế nhưng, Kiều Phong có thực sự đã chết?
Đánh giá toàn bộ tác phẩm này, quả thực, trong truyện có vô số nhân vật từng rơi xuống vực, ví dụ như Đoàn Dự, Hư Trúc, Thiên Sơn Đồng Lão và Tiêu Viễn Sơn… nhưng họ đều có thể biến nguy thành an. Trong trường hợp của Kiều Phong, nhiều độc giả đặt giả thuyết việc chàng ta cũng có thể gặp may như những nhân vật khác.
Hơn nữa, qua mô tả của Kim Dung, y thuật của Tiêu Dao phái phi thường đến mức Hư Trúc nhờ học được các y thuật của Linh Thứu cung mà có thể nối lạimắt cho A Tử. Vậy khả năng Kiều Phong được cứu nhờ y thuật của môn phái này rất có thể xảy ra.
Sau khi tổng hợp các ý kiến, trang Sina đã đưa ra giả thuyết được nhiều người lựa chọn nhất về số phận của nhân vật Kiều Phong như sau.Đó là Tiêu Dao Tử, người sáng lập ra Tiêu Dao phái tình cờ đang tu luyện dưới đáy vực và cứu được Kiều Phong. Còn về phần Kiều Phong sau khi sống lại, chàng đã chọn sống một cuộc đời khác bên dưới đáy vực.
Nhưng số phận đưa đẩy, một lần khi đang đi săn, Kiều Phong bất ngờ cứu được một cậu bé bị đàn sói tấn công. Thấy cậu bé đáng thương, Kiều Phong đã đem về và truyền tuyệt học cả đời cho cậu. Nào ngờ, cậu bé là một thần đồng võ thuật. Sau khi học các môn võ của Kiều Phong, cậu đã trở thành đệ nhất cao thủ võ lâm, còn tự phát triển được môn võ của mình. Cậu bé đó sau này chính là Độc Cô Cầu Bại.
Đệ tử của Kiều Phong
Đến đây, nhiều người đều có chung thắc mắc: Tại sao Độc Cô Cầu Bại lại là đệ tử của Kiều Phong? Vì sao lại đặt ra giả thuyết này?
Trước hết, hãy xét tới võ thuật của Kiều Phong có đặc điểm gì? Theo mô tả của Kim Dung, Kiều Phong tại Tụ Hiền Trang từng có trận sống còn với quần hùng. Khi đó Kiều Phong giống như một con hổ điên lao vào tấn công từ đông sang tây, từ trên xuống dưới. Nhiều cao thủ tiến lên tham chiến đều bịKiều Phong không hề phòng thủ mà vẫn giết chết họ bằng chiêu thức ngày càng nhanh, mạnh, tàn nhẫn và chính xác hơn.Chiêu thức của Kiều Phong coi rất nhẹ nhàng ung dung mà kình lực gồm đủ cả nhu lẫn cương.
Đến đây, ai hâm mộ truyện Kim Dung hẳn đều cảm thấy những chiêu thức của Kiều Phong vô cùng quen thuộc. Đúng vậy, cách ra đòn của Kiều Phong khiến chúng ta nhớ đến nhân vật Độc Cô Cầu Bại.
Độc Cô Cầu Bại là nhân vật huyền thoại dù không trực tiếp xuất hiện nhưng lại được Kim Dung nhắc lại nhiều nhất qua các bộ tiểu thuyết khác nhau. Độc Cô Cầu Bại chỉ được thể hiện qua lời kể trong các bộ "Thần Điêu đại hiệp", "Tiếu ngạo giang hồ" và "Lộc đỉnh ký".
Độc Cô Cầu Bại được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học Độc cô cửu kiếm, môn võ không có phòng thủ, mà dùng chính tấn công làm phòng thủ, lấy sự nhanh nhẹn và linh hoạt để chiến thắng.
Phong Thanh Dương từng nói Lệnh Hồ Xung rằng: "Dùng Độc cô cửu kiếm là dù kẻ thù nhanh đến đâu, hắn vẫn không thể nhanh bằng chúng ta. "Đây chính là "nhanh" mà Kiều Phong theo đuổi.
Ngoài ra, chi tiết Dương Quá từ những chữ viết để lại trên tường đá biết rằng Độc Cô Cầu Bại đã lang thang khắp giang hồ từ năm 20 tuổi. Hơn 30 năm sau, ông ta vẫn chưa tìm được đối thủ xứng tầm. Qua tuổi của Điêu huynh, Dương Quá suy luận rằng Độc Cô Cầu Bại là nhân vật sống cách thời của mình 70 đến 80 năm. Tình cờ,đây cũng thời điểm cuối Thiên long bát bộ, đầu Anh hùng xạ điêu.
Đây cũng là giai đoạn ngũ bá tranh hùng. Sư tổ của Toàn Chân Giáo là Vương Trùng Dương đã đánh bại 4 người khác trong Ngũ tuyệt là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công. Một người ao ước được bại trận vì sao không tìm đến Vương Trùng Dương với Toàn Chân Kiếm Pháp hoặc Hoàng Dược Sư và Ngọc Tiêu Kiếm Pháp? Đó chẳng phải đều là những bộ kiếm thuật vang danh vào thời điểm đó hay sao?
Thế nhưng, thời điểm đó, trong cuộc luận kiếm này có hai sự vắng mặt được cho là đáng tiếc, đó là Bang chủ Thiết Chưởng bang Thượng Quan Kiếm Nam và nữ hiệp Lâm Triều Anh của phái Cổ Mộ.Vì vậy, nhiều người đặt giả thuyết rằng,Thiên hạ ngũ tuyệt trong Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất rất có thể vì biết tới Độc Cô Cầu Bại mạnh thế nào nên đã tránh né việc mời ông cùng tham gia tỉ thí.
Theo PV/Phụ Nữ Số