Trong quá trình thiết kế và xây nhà ở, nhà vệ sinh chính là khu vực cần đặc biệt xem xét kỹ lưỡng. Bởi đây không những là nơi xử lý chất thải, mà còn là khu vực mọi thành viên trong gia đình sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, việc thiết kế nhà vệ sinh cần lưu ý rất nhiều yếu tố như tính tiện dụng, vệ sinh, thẩm mỹ… đặc biệt, phong thủy nhà vệ sinh cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.
Nhà vệ sinh kỵ các hướng
Theo xu hướng thì phòng tắm và nhà vệ sinh được gộp chung với nhau để tiện gọn diện tích và kinh tế. Mang lại cảm giác thoải mái cho các thành viên sau những giờ làm việc vất vả và mệt mỏi.
Các hướng kỵ không đặt ở nhà vệ sinh như Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Bắc. Các hướng này đều làm tính Thủy tăng cao, khiến mọi thứ trong căn nhà bị chìm hoặc bị phá hoại. Khí năng hướng Bắc, Đông Bắc rất cao khiến hao tốn tinh lực, trí tuệ của con người.
Kỵ đặt phía sau hoặc đối diện bài vị, bàn thờ
Không khí nhà vệ sinh kém trong sạch nhất trong nhà. Nếu đặt như vậy bất kính đại kỵ với thần linh, người đã mất, đem lại điều không hay.
Kỵ đối diện bếp
Nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh, mùi ô uế khiến thức ăn dễ ôi thiu và mất vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, sức khỏe. Tránh đặt theo hướng này vì hướng này là một trong những hướng đại kỵ trong phong thủy.
Kỵ đặt đối diện cửa lớn
Chắc hẳn không có thiết kế nào lại đặt nhà vệ sinh đối diện cửa lớn. Vì chính diện cửa lớn là sân, cổng ra vào. Bạn nên chọn đặt nhà vệ sinh phía sau.
Phong thủy học cho rằng, hướng của bồn cầu không được cùng hướng với căn nhà. Nếu hướng cửa lớn căn nhà là hướng nam, khi người ngồi trên bồn cầu, mặt hướng về hướng Nam, như vậy đã phạm vào cấm kỵ bồn cầu và căn nhà cùng hướng. Điều đó dễ khiến cho các thành viên trong gia đình gặp các vấn đề về sức khỏe. Phương pháp hóa giải là đổi hướng của bồn cầu lệch hướng hoặc ngược hướng so với căn nhà.
Không đặt trung tâm căn nhà
Các phòng có mùi kém sạch như nhà vệ sinh, dễ tích bẩn như phòng tắm, nhà bếp đều không được đặt ở trung tâm căn nhà. Nếu nhà vệ sinh đặt ở chính giữa căn nhà, khí ẩm, khí hôi của nó sẽ phát tán tới các căn phòng khác, khiến cho các thành viên trong gia đình sinh bệnh, rất bất lợi cho sức khỏe. Nếu nhà tắm đặt ở vị trí trung tâm căn nhà, tốt nhất nên tiến hành điều chỉnh lại.
Nhà vệ sinh nên có lỗ thông khí, kỵ có cửa sổ
Các hoạt động trong nhà vệ sinh đa số đều lộ da thịt, nếu đặt cửa sổ thoáng gió, nhưng mà độ ẩm trong phòng lại cao khiến giảm thân nhiệt gia chủ, dễ bị cảm lạnh. Nên đặt lỗ thông khí, để mùi hoặc không khí trong phòng vệ sinh không bị ngột ngạt, bức bối.
Nhà phố hay nhà tầng thường xây hai đến ba nhà vệ sinh. Trường hợp này thường bị trục trặc ở chổ nhà vệ sinh tầng trên lại đặt trên phòng ngủ tầng dưới, khí bẩn của tolet đi xuống phòng ngủ khiến giấc ngủ không ngon và dễ đau đầu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia chủ.
Các vật dụng điện tránh lắp nhiều trong nhà vệ sinh
Nước dẫn điện rất mạnh, nên cẩn thận tuyệt đối giám sát, kiểm tra khi lắp đặt các thiết bị điện ở phòng vì chúng rất nguy hiểm nhất là đối với trẻ em.
Tránh đặt nhiều cây cối, trong nhà vệ sinh
Cây cối được đặt nhà vệ sinh giúp xanh và tươi mát, lọc bớt khí bẩn trong phòng nhưng vì phòng đóng kín ít oxi dễ bị ngộp nếu tận dụng quá nhiều cây xanh.
Kỵ kim loại các vật dụng sắt nhọn
Phòng tắm tránh thiết kế cầu kỳ có các thanh sắt nhọn, kim loại cứng, lạnh dễ va chạm sẽ dễ gây thương tích đến gia chủ. Chúng ta có thể treo khăn móc các vật dụng bông tắm một cách khoa học nếu sử dụng chúng tạo cảm giác an toàn, thoải mái, ấm áp khiến con người có cảm giác an toàn
Sàn nhà tắm tránh cao hơn phòng khách và các phòng khác và trơn nhẵn
Nền nhà tắm không được cao hơn các phòng khác. Chỉ nên làm thấp là tốt nhất. Theo phong thủy hướng nước chảy xuôi về phía thấp không để nước non tràn ra các gian khác vừa mất vệ sinh, ô uế hôi hám ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặt sàn nhà vệ sinh gia chủ nên chọn các gạch men bề mặt có gợn tránh nhãn bóng dễ trơn trượt té ngã không an toàn.
Theo VTC