Việc khám phá không gian của con người bắt đầu vào giữa thế kỷ trước. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hàng không vũ trụ, con người đã dần nhận ra bước nhảy vọt từ trái đất lên vũ trụ.
Từ cuộc thử nghiệm tên lửa đầu tiên cho đến chuyến hạ cánh đầu tiên của con người lên mặt trăng, mỗi chuyến du hành vào vũ trụ đều là một thử thách và khám phá trí tuệ cũng như lòng dũng cảm của con người. Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Những dấu chân ông để lại trên bề mặt mặt trăng sẽ mãi mãi truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai trong hành trình khám phá không gian.
Có nhiều sự khác biệt giữa môi trường không gian và Trái đất, một trong những khác biệt đáng kể nhất là môi trường chân không và trạng thái vi trọng lực của không gian. Trong không gian, không có bầu khí quyển để bảo vệ con người khỏi tia vũ trụ và bức xạ mặt trời, trạng thái vi trọng lực có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể phi hành gia, như teo cơ, loãng xương và các vấn đề khác. Vì vậy, con người khi lên vũ trụ cần được trang bị bộ đồ vũ trụ và hệ thống hỗ trợ sự sống phù hợp để bảo vệ tính mạng cho các phi hành gia. Vì vậy, chúng ta thường thấy các phi hành gia không thể đứng vững khi lần đầu tiên quay trở lại Trái đất.
|
Ảnh minh họa. |
Có người đặt thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia ‘ đi tè’ trên mặt trăng? Đầu tiên, trong môi trường chân không của mặt trăng, nước trong nước tiểu sẽ bay hơi nhanh, các thành phần khác trong nước tiểu, có thể gây ra phản ứng hóa học cực mạnh tạo ra khí hoặc chất độc hại, đe dọa sức khỏe của phi hành gia. Tất nhiên, nó cũng sẽ có tác động tới môi trường đất trên bề mặt Mặt Trăng.
Thứ hai, trên mặt trăng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, ban ngày có thể đạt tới khoảng 100-200 độ C, ban đêm có thể giảm xuống âm hơn 170 độ. Nếu phi hành gia đi tiểu trên bề mặt Mặt Trăng, nước trong nước tiểu sẽ bốc hơi nhanh chóng trong ngày, biến thành nước sôi ngay khi thoát ra ngoài và các mô của con người cũng sẽ bị bỏng.
Nếu trời tối, nước tiểu sẽ nhanh chóng đóng băng, các mô của con người sẽ bị tê cóng, lúc đó cách duy nhất để cứu sống chính là “cắt cụt chi”. Có thể thấy, nếu đi tiểu trên mặt trăng thì tính mạng sẽ gặp nguy hiểm, hậu quả sẽ rất kinh khủng.
Ngoài ra, đi tè trên bề mặt Mặt Trăng cũng sẽ tác động tới hoạt động nghiên cứu khoa học và thám hiểm trong tương lai. Là một thiên thể độc nhất trong vũ trụ, cấu trúc và thành phần bề mặt của mặt trăng có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu khoa học. Bất kỳ sự can thiệp nào tới môi trường bề mặt Mặt Trăng đều có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và kế hoạch khám phá Mặt Trăng của các nhà khoa học.
Theo Doanh nghiệp VN