Điểm danh những vùng đất linh thiêng nổi tiếng nhất thế giới

Google News

Dưới đây là 8 vùng đất linh thiêng thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái nhất trên thế giới.

Cho dù được hình thành tự nhiên hay do con người xây dựng lên, cấu trúc phức tạp hay đơn giản, tao nhã thì các vùng đất linh thiêng địa danh tâm linh này luôn là một điểm lựa chọn để tham quan và tĩnh tâm. Mỗi địa điểm đều có một câu chuyện lịch sử thú vị riêng - một số có nguồn gốc từ thời tiền sử và một số khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
1. Đền Angkor Wat, Campuchia
Diem danh nhung vung dat linh thieng noi tieng nhat the gioi
 
Đền Angkor Wat, "viên ngọc quý" của đất nước chùa tháp, được xây dựng bởi vua Suryavarman II vào khoảng thế kỷ thứ 11. Ban đầu, đây là một ngôi đền Hindu, nhưng sau khi Vương triều Khmer theo Phật giáo, thì Angkor Wat đã trở thành một ngôi đền Phật giáo, và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991. Toàn bộ di tích đền thờ ở đây được gọi chung là Angkor, một khu vực rộng lớn sở hữu hơn 100 ngôi đền có nhiều kích cỡ khác nhau.
Trong quần thể kiến trúc này, Angkor Wat là ngôi đền lớn nhất và vĩ đại nhất, có kiến trúc độc đáo tượng trưng cho ngọn núi Meru, quê hương của các vị thần trong thần thoại Hindu, đồng thời đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình Khmer. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và các hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.
2. Núi Võ Đang, Trung Quốc
Diem danh nhung vung dat linh thieng noi tieng nhat the gioi-Hinh-2
 
Núi Võ Đang, nằm ở tỉnh Hồ Bắc, có mặt trên danh sách Di sản Thế giới từ năm 1994. Đây là trung tâm Đạo giáo nổi tiếng tại Trung Quốc với một lịch sử thực hành Đạo giáo lâu đời và một nền văn hóa Đạo giáo sâu sắc. Nơi đây cũng nổi tiếng với môn võ thuật truyền thống là wushu. Núi Võ Đang có diện tích 321 km vuông rộng, với cảnh quan tuyệt đẹp cùng các di tích văn hóa phong phú như: ba ao, chín suối, chín giếng, chín nền tảng, mười hồ, mười đá, mười một hang động, ba mươi sáu vách đá, bảy mươi hai đỉnh núi, và là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận về phong cảnh núi non hữu tình của Trung Quốc. Các tòa nhà cổ ở trên núi Võ Đang nổi tiếng về kiến trúc tinh xảo, quy mô và sự hùng vĩ, đặc biệt là sự thống nhất hài hòa của các tòa nhà với phong cảnh tự nhiên xung quanh.
3. Đền thiêng Borobudur, Indonesia
Nằm trong thung lũng Kedu của đảo Java, ngôi đền Phật giáo Đại thừa này được xem là viên ngọc của thế giới di sản, là đền thờ Phật độc đáo nhất thế giới. Borobudur toạ lạc trên một đỉnh đồi cao, nhìn từ trên xuống, ngôi đền với kiến trúc gồm tám lớp xếp thứ tự theo đồ hình vuông tròn, đồng tâm với một tháp Phật ở vị trí trung tâm cao đến 35m, do vậy được ví như một đoá sen khổng lồ tác thành từ nguồn vật liệu duy nhất là đá núi lửa. Trong kiến trúc Phật giáo, đồ hình xây dựng lên Borobudur được xem là một mandala khổng lồ bố cục theo dáng hình một kim tự tháp, với bốn lối lên xuống ở các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cổng chính của đền đặt ở hướng Đông.Tổng thể ngôi đền không mái che, không mái vòm, không phòng ốc, tất cả chỉ là những khối đá xếp lại kết với nhau mà không cần đến việc sử dụng chất kết dính được trang trí bằng những chi tiết điêu khắc cực kỳ công phu, phức tạp và đầy tính nghệ thuật. Ngôi đền được xây nên với mục đích thờ Phật, là biểu tượng Phật giáo của Java và cũng là một bản sao của vũ trụ thu nhỏ.
4. Thánh địa Mecca, Ả Rập Xê Út
Thánh địa Mecca, biểu tượng của khu vực Trung Đông, là thủ đô tinh thần của thế giới Hồi giáo. Ở trung tâm của thành phố linh thiêng này là nhà thờ Al-Masjid al-haram, một trong những thánh đường lớn nhất thế giới, có thể chứa khoảng hơn 800.000 giáo dân. Tòa thánh Kaba, trung tâm của giáo hội Hồi giáo, là một cấu trúc tựa hình hộp chữ nhật, xây bằng đá granite, cao 15,2 m, rộng 10,7 m, dài 12,2 m, được phủ lụa đen kiswa thêu chỉ vàng bên ngoài. Phía đông nam của tòa nhà là cánh cửa vàng ròng. Nơi đây được cho là địa điểm đấng tiên tri Mohammed ra đời, và nhiều người Hồi giáo tin rằng phiến đá có năng lực siêu nhiên và cho rằng nhà tiên tri Mohammed từng hôn lên phiến đá, do đó, họ khát khao ít nhất một lần trong đời được hành hương đến Kaaba và hôn lên Hắc Thạch.
5. Hang động Lascaux, Pháp
Thung lũng Vezere nổi bật với các vách đá trải dài trên vùng cao nguyên thuộc miền Tây nước Pháp. Thoạt nhìn, chúng cũng giống như những vách đá vôi thông thường khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là sự tồn tại của rất nhiều hang động với những bức vẽ vẫn còn nguyên màu bí ẩn. Những hang động nằm sâu bên trong lòng đất. Trên vách hang có rất nhiều bức vẽ về các loài động vật, chủ yếu là gia súc được vẽ trên vách đá. Hơn nửa thế kỷ qua, Vezere nổi tiếng với cái tên “Những bức vẽ trong hang động Lascaux”. Các bức vẽ này ra đời cách đây đã 17 ngàn năm vào thời kỳ đồ đá cũ. Một nhóm bé trai đã tình cờ phát hiện ra hang động Lascaux vào năm 1940 khi đi tìm con chó của chúng đi lạc. Để duy trì, giữ gìn di tích hiếm có này, các hang động ở thung lũng Lascaux được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1979. Các nhà nghiên cứu cho rằng các bức vẽ nơi đây là sự kết hợp nối tâm linh của con người vào vách đá. Nhưng người sống vào thời đó đã nghĩ rằng vách đá là nơi chứa đựng quyền lực siêu nhiên. Quan niệm này của họ thể hiện qua hình ảnh những con vật truyền sức mạnh cho con người.
6. Nhà nguyện Arsha Vidya Gurukulam, Ấn Độ
Ẩn mình trong một khu rừng ở Tamil Nadu của Ấn Độ, nhà nguyện này thờ Advaita Vedanta, một nhà triết lý của đạo Hindu theo như ghi chép trong sổ sách thế kỉ thứ chín được gọi là Upanishads. Trong một cuộc phỏng vấn giữa hãng phim "National Geographic" với hai nhà làm phim kể về bộ phim tài liệu họ thực hiện gần đây, họ cho biết bộ phim nói về các nhà nguyện và tiết lộ rằng Advaita Vedanta đã có ảnh hưởng rất lớn đến "lịch sử triết học" cũng như "các truyền thống tâm linh" của Ấn Độ và phong trào thiền bằng yoga ở phương Tây.
7. Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Úc
Diem danh nhung vung dat linh thieng noi tieng nhat the gioi-Hinh-3
 
Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta nằm ở miền trung nước Úc. Vườn quốc gia này có diện tích 1.398km2 bao gồm núi đá đỏ Uluru Ayers. Uluru vốn là ngọn núi đá nguyên khối khổng lồ thuộc dãy núi Ayers, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nhìn từ xa, bề ngoài của hòn đá khổng lồ Uluru tròn và bóng nhẵn, có màu đỏ, toàn vẹn một khối, không có lấy một cọng cỏ. Uluru thay đổi màu sắc theo sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời, dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đổi màu liên tục khiến hòn đá còn có tên ”ngũ sắc độc thạch sơn". Người Anangu thổ dân tin rằng các thần linh biến thành Uluru là từ thần linh rùa.
8. Núi thiêng Athos, Hy Lạp
Mt. Athos, đặt tên theo đỉnh núi cao nhất, là một bán đảo phía bờ đông của khu vực Trung Macedonia. Núi Athos được gọi là núi thiêng, có 20 tu viện Chính thống tôn giáo phương Đông và là nhà của 2000 thầy tu, và được UNESCO công nhận là Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1988. Lịch sử và truyền thống được duy trì nghiêm ngặt ở khu vực sinh sống của đàn ông. Các thầy tu vẫn theo lối sống như của nghìn năm trước. Không chỉ phụ nữ và trẻ em không được phép đến đây, thậm chí các động vật giống cái cũng bị cấm. Cuộc sống rất đơn giản, bình lặng. Karyes, thị trấn chính và là trung tâm tôn giáo của khu vực này, trở thành điểm hành hương cho các tín đồ theo Chính thống giáo phương Đông. Đây không phải là điểm du lịch thông dụng. Du khách có thể gặp khó khăn khi xin phép và phải tuân thủ quy định về trang phục, không hút thuốc hay chơi nhạc.
Theo Serena Nguyễn/ Dân Việt