Không nên đặt ở phòng khách
Có thể nói phòng khách đóng vai trò rất quan trọng, là trung tâm của một ngôi nhà, là nơi đón tiếp khách khứa, bạn bè, cũng là nơi gia đình tụ họp mỗi buổi tối, đồng thời cũng là nơi nhân khí vượng, tài lộc phát. Trên thực tế, vị trí đặt chổi này cũng làm cho ngôi nhà ít nhiều mất đi tính thẩm mỹ.
Việc đặt chổi ở góc phòng khách phạm phải điều tối kỵ trong phong thuỷ, bụi bẩn và khí xấu tích tụ trong đó vô tình đi theo những người trong nhà, gây bất lợi cho gia chủ. Hậu quả là sức khoẻ của các thành viên trong nhà đi theo chiều hướng xấu đi, mối quan hệ cũng không được gần gũi, gắn bó nữa.
Không nên đặt ở nhà vệ sinh
Nhiều gia đình thường có thói quen đặt chổi trong nhà vệ sinh vì họ cho rằng nhà vệ sinh cũng là một nơi không có nguồn năng lượng tốt, nhưng họ không biết rằng, việc đặt chổi ở đây lại càng làm cho vận khí xấu tích tụ càng nhiều. Khi dùng chổi này để quét, chẳng những không dọn sạch được nhà mà còn vô tình đưa bụi bẩn, vi khuẩn đi khắp nơi.
Điều này trên thực tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người có mặt trong gia đình, về hô hấp và gây ra các bệnh dị ứng. Còn theo luận phong thuỷ, gia chủ sẽ gặp những bất lợi về tài lộc do năng lượng xấu trấn giữ quá nhiều.
Không đặt chổi hai bên cửa ra vào
Một sai lầm mà nhiều người thường mắc là tiện tay cất chổi ở sau cánh cửa ra vào để tiện cho việc sử dụng. Cửa ra vào là nơi thu hút tài lộc, may mắn cho cả gia đình, nên không thể đặt một vật mang năng lượng xấu như chiếc chổi.
Không đặt chổi trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế khí tích tụ, lại rất ẩm ướt và có nhiều vi khuẩn. Nếu đặt chổi ở đây rồi đem đi quét nhà thì không những mang theo cả vi khuẩn và chất bẩn ra sàn nhà mà còn phát tán cả những uế khí đó. Nhà cửa từ đó sẽ kém sạch mà còn có đầy khí xấu khiến năng lượng tốt bị ảnh hưởng, gia chủ sẽ mất dần may mắn, tài lộc.
Nên đặt chổi ở vị trí nào?
Hai vị trí thích hợp nhất được các chuyên gia phong thủy khuyên là ở phía sau nhà hoặc ở ban công, vừa không ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình, vừa kín đáo, lại sạch sẽ, vệ sinh.
Bên cạnh đó, chổi được đặt ở vị trí kín đáo còn có ý nghĩa bảo vệ gia chủ khỏi những dòm ngó hay ý đồ xấu từ những kẻ xung quanh. Lúc này, có thể ví chổi như Thần giữ cửa, ngăn cản những ai có ý định dòm ngó đến tài sản, của cải gia đình, giúp các thành viên trong gia đình có cuộc sống an lành.
Một điều khác cần lưu ý là nên thường xuyên thay chổi nếu thấy chúng cùn, hỏng. Chổi cùn, hỏng không chỉ ẩn chứa nhiều vi khuẩn, bệnh lây nhiễm mà còn tượng trưng cho sự nghèo nàn, thiếu sức sống.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo Mộc/Khoevadep