Khổng Tử được tôn vinh như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Tư tưởng Khổng Tử có ảnh hưởng rất nhiều đến các thế hệ, có rất nhiều học trò theo ông học đạo.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để đem lại thái bình cho dân chúng. Nhưng Đạo của ông là Vương Đạo (đạo trị quốc) nên đi ngược ý đồ Bá Đạo (đạo chinh phạt) của các vua chư hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư hầu đều không dám dùng ông. Ông từng cảm thán "Ai mà không phải đi qua cửa rồi mới rời khỏi nhà ? Vậy mà tại sao không có ai đi theo đạo này ?
Đạo lý "khi nắm khi buông" trong lời dạy của Khổng Tử vó ý nghĩa sâu sắc, nhất là đối với người sống bận rộn, càng phải suy ngẫm về điều này.
Trong “Lễ ký – Tạp ký hạ”: Khổng Tử viết: “Ban thưởng cũng vui vẻ ư?”. Đối viết: “Một quốc gia đều là người cuồng, ban thưởng không biết vui mừng gì”. Tử viết: “Trăm ngày sáp, một ngày trạch, ngươi không biết vậy. Nắm mà không buông, văn võ chẳng thể làm; buông mà không nắm, văn võ cũng không làm vậy. Khi nắm khi buông, văn võ chi đạo vậy”.
Khổng Tử nói rằng: " Mọi người chăm chỉ làm việc cả năm mới mong có ngày hưởng thụ, đây là do nhận thức chưa đến. Cho dân chúng những ngày khẩn trương mà không có lấy một ngày thoải mái, cho dù Văn vương, Vũ vương cũng không thể thống trị thiên hạ được tốt; cho dân chúng một mực thoải mái mà không có một ngày khẩn trương, Văn vương, Vũ vương cũng sẽ không làm như vậy. Nên khẩn trương khi khẩn trương, nên thoải mái khi thoải mái, đây mới là phương thức thống trị của Văn chủ, Vũ vương”.
Sáp tế là truyền thống lâu đời của dân tộc Hán. Trong thuyết văn có câu: "Đông chí hậu tam tuất, tịch, tế bách thần dã”, ý rằng Ngày Tuất thứ 3 sau Đông chí là lễ Lạp tế bách thần. Như vậy xem ra, “khi nắm khi buông, văn võ chi đạo” lúc ban đầu chỉ dùng cho việc trị quốc, về sau còn được mở rộng áp dụng cho việc cúng tế.
Khổng Tử còn viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, ý rằng học mà không nghĩ thì không thông, nghĩ mà không học thì tốn công.
Con người ngày nay ai cũng bận rộn và vội vã, họ không có thời gian ngủ một giấc ngon, cũng không có thời gian uống một tách trà, đọc một cuốn sách hay... người ta mải mê ôm đồm, mải tranh giành nhau mà quên đi những giá trị sống đích thực. Hoặc có những người, sân si ôm ấp những nỗi đau mà không chịu buông bỏ, chính vì thế càng thêm đau khổ.
Có lẽ, con người hiện đại ngày nay đã đánh mất đi cảnh giới “thiên nhân hợp nhất” ban đầu, đã quên mất lời Thần dạy. Tín Thần có thể mang đến phúc phận cho con người, cho nên mới gọi là “phúc âm”. Phàm là ở đời, nên buông, nên giữ thế nào con người nên phải biết.
Theo Phong Linh/Khỏe & đẹp