Là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây du ký, Tôn Ngộ Không được miêu tả như cái Tâm của người tu hành.
Sinh ra từ hòn đá ở biển, hấp thụ tinh hoa của đất trời, tính cách luôn kiêu ngạo chẳng chịu khiêm nhường, đôi chân luôn bay nhảy từ trần gian đến địa ngục là lên tới tận trời cao. Tôn Ngộ không chẳng bao giời chịu yên phận. Tuy là một kẻ trượng nghĩa, tốt bụng, đối tốt với những người xung quanh nhưng lắm khi cũng ích kỷ, ngông cuồng, kiêu căng và tàn bạo, sát hại con người không ghê tay. Dù thần thông quảng đại đến đâu, tính cách có đôi lúc tử tử nhưng thiện ác xen lần thì cần phải tìm người chỉ dạy, hướng đi cho đúng đắn mới mong tu thành chín quả.
|
Ảnh minh họa. |
Xuống địa ngục, lên trời cao như chuyện thường ngày cùng với tính cách ngang ngược nên những cái tên của cũng dần được xuất hiện:
Thạch Hầu (con khỉ đá): được sinh ra từ hòn đá của đất trời nên nghiễm nhiên đây được coi như tên “khai sinh” của Tôn Ngộ Không vậy.
Mỹ Hầu Vương: sau khi tìm được và lên ngôi vua ở đó, Tôn Ngộ Không tự xưng danh là Mỹ Hầu Vương nghĩa là “vua khỉ đẹp, con khỉ đẹp”. Cái tên nghe rất kêu và vô cùng hợp với vai vế làm vua chúa loài khỉ khi ấy của Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không: tên được sư phụ đầu tiên của Ngộ Không là Bồ Đề tổ sư ban cho. Lúc này vì cái chết đột ngột của một con khỉ thân thiết trong Thủy Liêm Động, Tôn Ngộ Không liền lo lắng và sợ hãi không thôi. Biết được ở một ngọn núi có vị sư phụ tu hành rất cao liền tìm đến bái sư xin học môn phái “bất tử”. “Tôn” ở đây có nghĩa là “khỉ”, “Ngộ Không” là “giác ngộ tinh thông”.
Tề Thiên Đại Thánh: có nghĩa là “Thánh lớn bằng Trời”, khi đó Ngộ Không đại náo thiên đình, quậy phá khắp nơi, đòi Ngọc Hoàng phong cho tước hiệu này.
Bật Mã Ôn: là một chức vụ trông coi cai quản ngựa cho thiên đình. Sau khi lên Trời quậy ‘banh nóc’, để khắc chế Ngộ Không, Ngọc Hoàng đã ban chức vụ này cho những sau khi biết mình bị lừa, Ngộ Không vô cùng tức giận. Liền dùng đủ chiêu thức quậy phá thiên đình và cuối cùng là bỏ về Hoa Quả Sơn của mình.
Tôn Hành Giả: hay Hành Giả Tôn hoặc Giả Hành Tôn có nghĩa là “người tu hành họ Tôn. Do sư phụ Tam tạng đặt sau khi được Tam Tạng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành.
Đấu Chiến Thắng Phật: Là khi đã đến được Tây Thiên để thỉnh kinh, liền được ban cho quả vị này, tên được người thờ phụng.
Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật: Trong hậu Tây du ký sau khi tiêu diệt Vô Thiên cứu tam giới được Như Lai phong chức.
Theo Huệ Phương /Doanh Nghiệp VN