Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Để rút chân hương, vệ sinh bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một số vật dụng như một tấm vải đỏ (hoặc vải vàng); khăn sạch; rượu; gừng nguyên củ; 5 loại thảo mộc là quế khô, hồi khô (2 loại bắt buộc), sả, hương nhu, lá bưởi hoặc lá nếp.
Chuẩn bị nước ngũ vị
Rửa sạch dừng, đập dập cả củ rồi đêm xay nhuyễn với một chút rượu trắng. Ngâm gừng xay nhuyễn với khoảng 1,5 - 2 lít rượu trong 7 ngày 7 đêm.
Sau đó, đến này rút tỉa chân hương thì gia chủ dùng rượu gừng nấu chung với 5 loại thảo mộc đã chuẩn bị để đun nước ngũ vị.
Lấy khăn sạch ngâm trong nước ngũ vị và chuẩn bị để dọn dẹp bàn thờ.
Các bước rút, tỉa chân hương
Việc rút tỉa chân hương thường được thực hiện vào ngày Tết ông Công ông Táo.
Đầu tiên, gia chủ cần đặt tấm vải vàng hoặc vải đỏ lên bàn. Dọn các đồ thờ như cây nén, khay nước, hũ tài lộc, lọ hoa... đặt lên tấm vải. Tuyệt đối không được để đồ thờ dưới đất. Lưu ý, bát hương luôn phải an vị ở trên bàn thờ, không xê dịch bát hương trong quá trình lay dọn.
Sau khi đã dọn hết đồ thờ ra ngoài, gia chủ có thể tiến hành vệ sinh bàn thờ. Một tay giữ bắt hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút chân hương.
Khi đã rút bớt chân hương, gia chủ có thể dùng khăn ngâm nước ngũ vị để lau bát hương. Lau mặt ngũ nghi trước (mặt phía trước) rồi mới lau hai bên và phía sau. Sau khi lau bát hương mới lau những đồ thờ còn lại.
Khi hoàn tất việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ, gia chủ chọn 3 hoặc 5 chân hương mới nhất cắm lại vào bát hương.
Phần chân hương còn lại cần cất ở nơi sạch sẽ và đợi hóa vàng cùng với vàng mã cúng ông Công ông Táo.
Cuối cùng, gia chủ sẽ thắp nén hương lên bàn thở tổ tiên, thần linh để báo cáo việc dọn dẹp đã hoàn tất.
Khi rút tỉa chân hương phải làm nhẹ nhàng, gọn gàng, từ tốn, ăn mặc lịch sự. Người trong gia đình tránh cãi vã, tranh luận làm kinh động đến thần linh, tổ tiên.
* Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep