Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.
Phong tục cúng ông Công ông Táo là một trong những truyền thống quan trọng của người Việt. Đây là dịp để chúng ta tạ lễ năm cũ, đưa ông Công ông Táo về trời để báo cáo công việc gia đình lên trời cũng như cầu cho một năm mới ấm no, nhiều tài lộc và bình an cho gia chủ. Vì thế mà nhiều người muốn biết năm 2024 cúng ông Công ông Táo vào ngày nào là tốt nhất để có thể chuẩn bị việc cúng kiếng một cách chu toàn, đúng thời điểm nhằm mang lại nhiều may mắn.
Tết ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày nào?
Theo truyền thống, ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 Âm lịch) hàng năm. Theo đó, ngày ông Công ông Táo về trời năm 2024 sẽ rơi vào ngày thứ Sáu, hay ngày mùng 2 tháng 2 năm 2024 Dương lịch.
Theo phong thủy, đây là ngày Thanh Long Kiếp, có ý nghĩa là ngày lành thuận lợi cho việc xuất hành các hướng, các việc làm đều đạt kết quả tốt đẹp. Vậy nên, có thể xem ngày ông Công ông Táo 2024 là thời điểm thích hợp để các gia đình thực hiện nghi lễ truyền thống này.
Cúng ông Công ông Táo năm 2024 ngày nào tốt, giờ nào đẹp?
Theo quan niệm phong thủy, việc chọn ngày, giờ cúng ngày ông Công ông Táo 2024 có ảnh hưởng rất lớn đến vận may của gia đình trong năm mới.
Dưới đây là một số ngày, giờ cúng hoàng đạo để bạn có thể thực hiện cúng lễ ông Công ông Táo một cách trọn vẹn giúp đem lại nhiều bình an, tài lộc và may mắn.
Ngày 17 tháng Chạp (tức 08/1/2024 Dương lịch): Ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ. Các khung giờ đẹp gồm: Tý: 23h - 1h; Sửu: 1h - 3h; Thìn: 7h - 9h; Tỵ: 9h - 11h; Mùi: 13h - 15h; Tuất: 19h - 21h.
Ngày 18 tháng Chạp (tức 09/1/2024 Dương lịch): Ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo. Các khung giờ đẹp gồm: Tý: 23h - 1h; Dần: 3h - 5h; Mão: 5h - 7h; Ngọ: 11h - 13h; Mùi: 13h - 15h; Dậu: 17h - 19h.
Ngày 20 tháng Chạp (tức 11/01/2024 Dương lịch): Ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
Các khung giờ đẹp gồm: Sửu: 1h - 3h; Thìn: 7h - 9h; Ngọ: 11h - 13h; Mùi: 13h - 15h; Tuất: 19h - 21h; Hợi: 21h - 23h. Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.
Ngày 21 tháng Chạp (tức 12/01/2024 Dương lịch). Các khung giờ đẹp gồm: Mão: 5h - 7h; Ngọ: 11h - 13h; Thân: 15h - 17h; Dậu: 17h - 19h. Trong đó, giờ Ngọ là giờ tốt nhất.
Ngày 23 tháng Chạp (tức 14/1/2024 Dương lịch): Ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh. Các khung giờ đẹp gồm: Thìn: 7h - 9h; Tỵ: 9h - 11h; Giờ Thìn là giờ tốt nhất trong ngày. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp năm nay trùng với giờ xấu nên không nên cúng.
Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Tuyệt đối không được cúng sau ngày 23.
(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Theo Ngôi sao