Cung nữ nhà Minh bị xử tử chỉ vì dâng bát cháo đêm

Google News

Nguyên nhân sâu xa phía sau mệnh lệnh của Chu Nguyên Chương khiến hậu thế phải ngỡ ngàng.

Sau khi đăng cơ, trở thành Hoàng đế khai quốc của nhà Minh, mỗi ngày Chu Nguyên Chương đều phải phê duyệt tấu chương, toàn tâm toàn ý lo lắng cho thiên hạ.

Thật sự không phải đơn giản khi Chu Nguyên Chương được xem là một trong những "Thiên cổ nhất đế" trong lịch sử Trung Quốc, được hậu thế ca tụng là thánh thượng minh quân.

Cung nu nha Minh bi xu tu chi vi dang bat chao dem

 

Xuất thân bần cùng, bất bình trước thời cuộc, sau đó mới dấy binh khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương thấu hiểu sâu sắc nỗi đau khổ của bách tính. Do đó sau này khi ngồi trên ngai vàng, ông đã ban hành rất nhiều luật lệ có lợi cho người dân, nhờ vậy rất được lòng thiên hạ.

Song cũng vì trải qua quá nhiều mất mát và nỗ lực, Chu Nguyên Chương dần trở nên đa nghi và mưu mô, chân thành khi xưa đã bị thay thế bởi sự lạnh lùng, cứng nhắc và cực đoan. Mặc dù những đặc điểm này cũng có lợi đối với người làm Hoàng đế như ông, nhưng ở phương diện nào đó, ông đã mất đi vài phần nhân đạo. Cũng như câu chuyện "Chu Nguyên Chương và bát cháo đêm của cung nữ" dưới đây.

Một ngày nọ, Chu Nguyên Chương nửa đêm còn đang miệt mài phê duyệt tấu chương, nhìn giang sơn của mình có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, tâm tình cứ thế xấu dần.

Lúc này, một cung nữ đến hô rằng mang bữa khuya cho hoàng thượng vì ngài làm việc liên tục hẳn rất đói. Thái giám cứ nghĩ Ngự thiện phòng chuẩn bị đồ ăn khuya cho Hoàng thượng nên đã cho phép cung nữ tiến vào.

Cung nu nha Minh bi xu tu chi vi dang bat chao dem-Hinh-2

 

Bát cháo bốc khói, mùi thơm khiến Chu Nguyên Chương cũng có chút đói. Thế là ông buông tấu chương xuống, tạm thời không nghĩ đến những chuyện triều chính phiền lòng, bưng cháo lên ăn một muỗng, nhất thời cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.

Song Chu Nguyên Chương lại ngây người, một hồi sau mới bưng bát cháo ăn tiếp muỗng thứ hai. Thế nhưng động tác đột nhiên khựng lại, như thể vừa nghĩ ra điều gì đó. Sắc mặt Chu Nguyên Chương trở nên âm trầm, sau đó liền hạ lệnh mang cung nữ dâng cháo ra ngoài phạt trượng đánh chết. Đám thái giám và cung nữ hầu hạ bên đều tỏ vẻ khó hiểu: Cung nữ dâng cháo này cũng không làm sai điều gì, vì sao Hoàng đế muốn giết cô ta?

Khó hiểu là thế, nhưng không một ai dám lên tiếng hỏi, binh lính vẫn làm theo mệnh lệnh của Hoàng đế.

Vì lúc ấy Chu Nguyên Chương không hề yêu cầu ăn cháo, Ngự thiện phòng chỉ dâng món khi có lệnh của ông. Cho nên chén cháo này đã được nấu bởi cung nữ kia, chứ không phải đầu bếp hoàng cung.

Nhiều người sẽ cảm thấy chuyện này không có gì to tát, nhưng bản thân Chu Nguyên Chương lại không nghĩ như thế. Bởi vì ông cho rằng nếu có người rắp tâm ám sát, vậy ông chẳng phải đã mất mạng rồi hay sao, vì thậm chí ngay cả một tiểu cung nữ cũng có thể tiếp cận ông một cách dễ dàng như vậy.

Cho nên Chu Nguyên Chương muốn dùng cung nữ này như lời cảnh cáo đến người trong cung, muốn cho bọn họ biết sau này không có sự cho phép của ông thì không thể tùy tiện tới gần, nếu không chỉ chuốc họa vào thân.

Không ai dám phản đối mệnh lệnh của Chu Nguyên Chương, tự nhiên cũng không cầu xin cho cung nữ kia. Huống hồ tiểu cung nữ này tiến vào đưa cháo lúc Chu Nguyên Chương phê duyệt tấu chương, cũng không hề có mệnh lệnh nào. Nhà Minh có quy định cung cấm nghiêm khắc, ngay cả một phi tử muốn thân cận với Hoàng đế cũng phải trải qua rất nhiều phê duyệt, huống chi là một cung nữ nhỏ bé, thấp hèn.

Cung nu nha Minh bi xu tu chi vi dang bat chao dem-Hinh-3

 

Còn một lý do khác chính là Chu Nguyên Chương hiểu rõ tâm tư của các cung nữ. Họ khát khao nhận được ân sủng của Hoàng đế để "một bước lên mây, thay đổi số phận". Hành vi dâng cháo không có mệnh lệnh này chính là một trong những ví dụ điển hình cho việc cố gắng tìm đủ mọi cách để tiếp cận Hoàng đế của một bộ phận cung nữ có dã tâm thời bấy giờ. Chu Nguyên Chương đương nhiên không cho phép chuyện này xảy ra, do đó không cần biết cung nữ này có dụng ý gì, ông "thà giết lầm còn hơn bỏ sót".

Có lẽ vẫn sẽ có người sẽ cảm thấy thủ đoạn của Chu Nguyên Chương quá mức cẩn thận, xem mạng người như cỏ rác. Nhưng quay trở lại hoàn cảnh trước khi Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh là có thể hiểu được.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương, một nông dân từ nhỏ mất cha mẹ, từng làm hòa thượng để kiếm miếng cơm, giao chiến bất chấp tính mạng, dẫn dắt huynh đệ cùng giành lấy thiên hạ, nên ông vô cùng cẩn thận đối với an nguy của mình. Khi đó, nhà Minh vừa mới ổn định, thù trong giặc ngoài vẫn còn. Chu Nguyên Chương hiểu rằng bản thân đang ở vị trí quyền lực tối cao nhất của thiên hạ, và chỉ khi ông an toàn thì giang sơn mới vững bền.

Theo Dân Việt