Triều đại nhà Thanh tồn tại hơn 276 năm, là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Họ hoàng gia của nhà Thanh là họ Ái Tân Giác La. Được biết, Ái Tân" là tên một gia tộc, còn "Giác La" là họ, sau khi thành lập triều đại Hậu Kim, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã chỉ định Ái Tân Giác La là họ độc quyền của dòng dõi mình để nâng tầm sự cao quý của dòng họ này.
Sau khi Ái Tân Giác La trở thành "quốc họ", số lượng thành viên tăng lên chóng mặt. Sử sách có ghi lại rằng thời Hoàng Thái Cực có khoảng 100 thành viên hoàng tộc nhưng con số này đã tăng lên 490 vào thời Khang Hi và chốt lại bằng con số 20.000 trước khi nhà Thanh chính thức sụp đổ bởi sắc lệnh thoái vị của Long Dụ Thái hậu.
|
Ảnh minh họa. |
Khi bất cứ triều đại nào sụp đổ thì những người thuộc hoàng tộc của triều đại đó sẽ luôn là đối tượng bị truy bắt. Để đảm bảo an nguy cho bản thân và gia đình, họ buộc phải đổi sang họ khác, Ái Tân Giác La cũng không phải ngoại lệ. Theo như ghi chép của sử sách thì hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La có rất nhiều người đổi thành họ “Kim”. Nguyên do là bởi Ái Tân Giác La vốn là văn tự tiếng Mãn, trong tiếng Hán cụm từ này có nghĩa là "vàng" (kim).
Được biết, chỉ nhóm hoàng tộc gần gũi với Hoàng đế cao quý nhất mới có thể đổi thành họ Kim. Còn những nhóm hậu duệ "xa" hơn thì sẽ đổi thành họ “Bác”, “Dục”, “Khải”...Quý tộc Bát Kỳ Mãn Châu cũng hòa nhập rất nhanh: Họ Hác Xá Lý thị đổi thành “Hách” hoặc “Hà”, Nữu Hỗ Lộc thị đổi thành “Lang” hoặc “Nữu”, Đông Giai thị đổi thành “Đông”... Chỉ với sự thay đổi này, hoàng tộc, quý tộc Mãn Thanh đã có thể sống yên bình, không lo bị làm phiền hay bị đàm tiếu.
Trung Quốc vốn là quốc gia xem trọng nguồn cội, tuy nhiên ngay nay cũng rất hiếm hoi có hậu duệ của hoàng thất và quý tộc nhà Thanh lấy lại họ gốc. Đơn giản vì họ đã quen với thân phận hiện tại, không muốn tạo ra thêm phiền phức nữa.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo