Có rất nhiều câu nói phổ biến được lưu truyền trong người dân ở Trung Quốc. Những câu nói phổ biến này được người dân đúc kết lại qua kinh nghiệm sống của bản thân và những gì họ đã thấy, đã nghe. Hầu hết đều hấp dẫn và truyền cảm hứng cho mọi người. Vậy câu nói "người nghèo không dời nhà, người giàu không dời mồ" có ý nghĩa gì?
1. "Người nghèo không dời nhà" nghĩa là gì?
Sở dĩ người xưa ở Trung Quốc bảo không nên dời nhà khi nghèo khó chủ yếu là vì hai lý do. Thứ nhất, hầu hết mọi người thời xưa đều hoài cổ, ngôi nhà của tổ tiên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ. Nơi đây chứa đựng bao kỷ niệm của bao đời người, nếu tự ý di dời là bất kính với tổ tiên.
(Ảnh minh họa)
Lý do thứ hai là việc di chuyển đòi hỏi nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Việc di chuyển ngày xưa thường phải có nhiều xe ngựa để chở vật liệu, trong trường hợp quãng đường dài thì xe ngựa sẽ hỏng. Nhiều ngày, trong quá trình di chuyển dễ khiến một số đồ vật bị hư hỏng, thiệt hại nhiều hơn lợi được. Vì vậy, người dân thời đó nói chung không có sức lực và tiền bạc, người nghèo không dám có những kỳ vọng xa hoa nên mới không tự ý di dời.
2. Lý do "người giàu không dời mồ"
Còn có hai quan niệm đằng sau việc “người giàu không dời mồ”. Người Trung Quốc xưa tin vào hai lý do này, một trong số đó là người ta tin rằng tổ tiên sau khi chết sẽ phù hộ độ trì cho con cháu. Họ sẽ nghĩ rằng đó là phúc đức, nếu đột nhiên suy giảm thì họ sẽ nghĩ đã làm điều gì đó không tốt và làm cho tổ tiên của họ không hài lòng. Việc làm ảnh hưởng đến lăng mộ của tổ tiên không chỉ là bất kính với tổ tiên, mà còn có thể ảnh hưởng đến tài lộc của cả dòng họ.
(Ảnh minh họa)
Một quan điểm khác cho rằng, người xưa rất chú trọng đến những người đã khuất, tổ tiên và họ sẽ không làm phiền đến người đã yên nghỉ. Nếu bạn muốn di chuyển mồ mả tổ tiên chỉ vì gia đình đang phát triển tốt, bạn sẽ bị chỉ trích. Đối với người dân thời bấy giờ, danh tiếng rất quan trọng nên họ sẽ không làm những việc như tự ý di dời mồ mả tổ tiên.
3. "Kinh doanh không tốt thì đổi cửa"
“Người nghèo không dời nhà, người giàu không dời mồ”, câu tiếp theo của nó là “làm ăn không tốt thì đổi cửa”. Câu sau hàm chứa một số quan niệm về phong thủy, nhất là đối với những người kinh doanh, buôn bán.
(Ảnh minh họa)
Thời cổ đại, người muốn mở cửa hàng kinh doanh sẽ lựa chọn một số địa điểm cửa hàng theo cảm tính của bản thân, nhưng nếu kết quả không như ý thì có thể do cách trang trí của cửa hàng chưa hấp dẫn được khách. Tóm lại, khi công việc kinh doanh ảm đạm, bạn có thể tham khảo câu nói này mà biến hóa cửa. Tất nhiên không có nghĩa là thay đổi hướng cửa mà nên biến đổi hình dáng cửa của cửa hàng. Trong phong thủy, các hình thức cửa khác nhau cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc kinh doanh của cửa hàng, nhiều thương nhân thời xưa đã dựa vào câu nói này làm theo.
Theo Mimi/Công lý & xã hội