Mẹ còn sống không chúc sinh
Thời xa xưa, không chỉ điều kiện y tế lạc hậu, hạn chế mà việc tìm được bác sĩ đỡ đẻ cũng khó hời xưa, việc sinh con hoàn toàn nhờ vào sự kiên trì bền bỉ của người phụ nữ và nguy hiểm đến tính mạng là chuyện không ai lường trức được. Vì vậy, người phụ nữ sinh con chẳng khác nào bước qua cánh cổng địa ngục.
Theo các thí nghiệm được thực hiện bởi những người đương thời, mức độ đau của phụ nữ khi sinh con tương đương với hơn một chục chiếc xương bị gãy. Vì vậy, khi chúng ta sinh ra, mẹ chúng ta đã phải chịu đau đớn, và ngày sinh nhật của chúng ta cũng là ngày đau khổ của mẹ. Bởi vậy cổ nhân mới có câu “mẹ còn sống không chúc sinh”.
“Chúc sinh” mà cổ nhân nhắc đến ở đây không phải là “sinh nhật”, mà là “mừng thọ”. Người xưa có quan điểm, qua 50 tuổi nhưng cha mẹ trong gia đình vẫn còn, tốt nhất là không nên làm lễ mừng thọ, đây cũng là thể hiện của tấm lòng hiếu thảo, tôn kính cha mẹ.
Hơn nữa, đây cũng là lời nhắc nhở những người con đừng quá chú tâm vào ngày sinh nhật của mình mà quên mất ngày sinh nhật của mẹ. Làm một người con, dù bận rộn đến mấy cũng nên thường xuyên về thăm nhà, ở bên chăm sóc và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, để cha mẹ an lạc, hưởng trọn tuổi già bên con cháu.
Cha còn sống không nên để râu
Thời cổ đại, râu và tóc là phương diện thể hiện đạo hiếu, nên không thể tùy ý làm hư hại được. Tuy nhiên, nếu là con trai và vẫn còn cha mẹ thì không được để râu và phải cắt bỏ. Tại sao lại như vậy?
Thời xưa, chữ hiếu rất được coi trọng. Chỉ những người già có uy tín mới được để râu, người trẻ tuổi thì không được. Nếu một thanh niên để rau được coi là xấu xa và không trung thành. Theo quan niệm cổ xưa, một khi đàn ông mọc râu, anh ta sẽ trông già đi. Nếu anh ta ở với cha mình, và cả hai cha con đều để râu dài thì không thể phân biệt được ai là cha ai là con và điều này thật thiếu tôn trọng người lớn tuổi.
Hơn nữa, nếu người cha vẫn còn sống thì dù bao nhiêu tuổi, họ cũng chỉ là con mà thôi. Việc không để râu nhằm thể hiện sự tôn trọng với người cha già, vốn là chủ của gia đình. Đây cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo.
“Cha còn sống không để râu” dần hình thành từ trước và sau Cách mạng năm 1911, tức là thế hệ sau này không được để râu trước mặt những người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính người cha, chủ gia đình.
Theo quan niêm người xưa, sau khi cha qua đời, con trai sẽ để râu ở môi trên, khi mẹ mất sẽ để râu ở môi dưới và cằm. Khi cả cha và mẹ qua đời vẫn để râu đầy đủ để thể hiện thái độ không màng lợi danh, định rõ chí hướng. Vì người cha là trụ cột của gia đình nên họ phải hi sinh rất nhiều. Vì vậy, ở góc độ đạo hiếu, phận làm con cần phải tôn trọng người lớn tuổi, đạt được “cha còn sống không nên để râu”.
Với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày nay không còn bị ràng buộc bởi những quan niệm xưa cũ. Tuy nhiên, chúng ta không được quên bản chất của đạo hiếu vì đạo hiếu chính là gốc của đức hạnh, đạo hiếu là căn bản đầu tiên mà mỗi người cần ghi nhớ. Những người hiểu hiếu đạo đều biết rằng, trong cuộc sống họ thường gặp những điều may mắn, điều gì cũng có thể biến thành điều tốt.
Theo Dương Huyền/Bảo Vệ Công Lý