Người hay kiếm cớ
Lịch sử kể lại, thời nhà Minh có một nhà chính trị, triết gia vô cùng lỗi lạc tên là Vương Dương Minh. Bằng hữu của ông là một người hay giận giữ, thích trách cứ người khác. Vương Dương Minh thường nhắc nhở bạn mình rằng: "Cần phải tự nhìn lại bản thân, nếu chỉ biết trách cứ, đổ lỗi lên người khác, sẽ không thể nhìn thấy khuyết điểm của chính mình. Nếu biết tự vấn mình, sẽ nhìn thấy khuyết điểm của bản thân. Như vậy, làm gì có thời gian mà đi trách móc người khác?" Người bạn ấy nghe xong cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Cổ nhân dạy, người hay kiếm cớ, thoái thác sai lầm của bản thân, đổ lỗi lên người khác, trời định sẽ là kẻ thất bại, không bao giờ làm nên nghiệp lớn. Bởi khuyết điểm của bản thân không bao giờ được nhìn nhận và sửa chữa. Thậm chí còn chuốc oán với người khác, khó tìm được tri âm tri kỷ đích thực, vậy lấy tư cách gì để hãnh diện với đời?
|
Ảnh minh họa. |
Sống phải luôn biết tự cảnh tỉnh bản thân
Đạo làm người, trước tiên phải luôn tự cảnh tỉnh bản thân, không ngừng tu dưỡng đạo đức và trí tuệ, nghiêm khắc với những tội lỗi mình phải phải. Thường xuyên oán trách, kiếm cớ thoái thác, tất ý chí không bền, sẽ chẳng bao giờ tiến bộ, thậm chí ngày càng thụt lùi.
Bậc quân tử dám sai, dám nhận, dám sửa mới có thể tiến bộ, mạnh mẽ. Dù gươm giáo, đạn mạc khắc nghiệt cỡ nào, vẫn hiên ngang đứng vững, rạng danh với đời. Một lần thất bại là một lần đứng dậy. Hãy xem đó là cơ hội để chúng ta trưởng thành và cứng cáp hơn.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp