"Ở cạnh vua như ở cạnh hổ" là một chân lý không thể thay đổi trong tất cả triều đại phong kiến Trung Hoa xưa. Quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế nên có thể tùy ý phế truất bất cứ ai, ngay cả những triều thần làm việc chăm chỉ cũng cần phải thận trọng trong lời nói và việc làm trước mặt Hoàng đế.
Lưu Dung - thường được dân gian gọi là "Lưu gù", vốn là một vị quan t tài văn chương, lại thông thạo thư pháp, tài trí uyên thâm. Cả ông nội và cha ông đều sĩ, ông từ nhỏ đã được nuôi dưỡng truyền thống hiếu học. Sau này, sự nghiệp làm qua cũng rất thuận lợi, liên tục được thăng quan tiến chức. Ông nổi tiếng là vị quan chính khiết, yêu nước thương dân, được trọng dụng dưới thời Càn Long. Lưu Dung là người quân tử, thông thạo nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó tinh tế nhất là thư pháp. Với nét chữ sâu sa trầm lắng, thư pháp của vị quan này được rất nhiều người săn đón vào thời điểm đó.
Ngoài ra cờ vây cũng là một trong những tài năng nổi bật của Lưu Dung, ông không chỉ chơi thành thạo mà còn là một cao thủ cờ vây. Sau khi truyền lại ngôi vương cho Gia Khánh và trở thành Thái thượng hoàng, vào những khi rảnh rỗi, Càn Long thường tìm Lưu Dung để đánh cờ.
Mặc dù tài đánh cờ của Lưu Dung hơn hẳn Càn Long, nhưng ông hiểu rõ chân lý làm người. Ông chưa bao giờ đánh bại Càn Long khi đánh cờ và nhiều nhất là hòa. Lưu Dung thường hữu ý chừa lại sơ hở, để Hoàng đế đánh bại mình. Những lần như vậy Càn Long đều rất vui vẻ, cao hứng thăng hoa. Nhưng không phải lần nào nhà vua cũng phát hiện thấy kẽ hở mà Lưu Dung mở ra cho mình, bản thân Lưu Dung cũng có lúc liệu sự sai đường. Lần chơi cờ này, Càn Long lại không tinh ý nhận ra sơ hở, khiến Lưu Dung dù đã cẩn trọng hết mức thì cuối cùng vẫn lỡ tay đánh thắng ván cờ.
Sau khi trò chơi kết thúc, Càn Long Càn Long tức giận đến mức không kìm nén được, liền đập mạnh tay xuống bàn, trách Lưu Dung dám đánh thắng mình, thậm chí còn dọa giết ông. Lưu Dung là một vị quan gia đã có nhiều năm kinh nghiệm quan trường, lại rất giỏi ứng biến, nên ông không hề lo sợ hay run rẩy. Ông vẫn điềm tĩnh đối đáp vua rằng mình có thể thắng lần này là do may mắn, và tầm nhìn của mình chỉ có ván cờ, không giống như Càn Long tầm mắt phải nhìn ra rất xa, trư núi sông vạn dặm. Vì vậy, có lẽ, lần này Ngài không quan tâm đến việc thắng thua với minh một ván cờ.
Sau khi nghe Lưu Dung giải thích, Càn Long dần nguôi ngoai cơn tức giận. Ngược lại, ông cảm thấy lời nói của Lưu Dung có lý, lập tức nở nụ cười, không truy cứu Lưu Dung thêm nữa. Trái lại, ông còn cảm thấy vui thích, liền ban thưởng cho Lưu Dung. Đoạn đối đáp nà Dung có thể nói vào hàng kinh điển, nên đã được người đời truyền tụng tới bây giờ.
Theo Bảo Vệ Công Lý