Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" là một trong những tác phẩm về nuôi dạy trẻ được cha mẹ Nhật ái mộ nhất. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1971, cuốn các bạn đang cầm trên tay là cuốn đã được biên soạn lại và tái bản vào năm 2008. Bằng những quan sát từ thực tế hàng ngày tôi nhận thấy có rất nhiều điều được viết trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" đã được cha mẹ Nhật áp dụng để nuôi dạy con cái mình. Đó cũng là lí do vì sao tôi rất muốn cuốn sách này đến được với độc giả Việt Nam.
|
Bìa sách Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn". Ảnh: Hoàng Mai. |
Những kiến thức về giáo dục trẻ sớm ở giai đoạn ấu thơ được khởi xướng ở Nhật từ rất lâu nhưng thực sự rõ nét nhất là cách đây 40, 50 năm bởi các nhà giáo dục học, tâm lí học, bác sĩ. Họ đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các bậc phụ huynh và truyền thông, và một bộ phận những nhà trí thức, học giả khác vì cho rằng giáo dục sớm là ép con thành thần đồng, là giết chết tuổi thơ của con trẻ, phá hỏng mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ với con cái, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của xã hội sau này...
Nhưng rồi cùng với sự tiến bộ trong khoa học và những nghiên cứu thực tế đã chứng minh cho mọi người hiểu rằng, giáo dục sớm chỉ là một "thời điểm vàng” để giúp trẻ phát huy hết những khả năng tiềm ẩn mà trẻ có, là thời kì lí tưởng nhất để nuôi dưỡng trẻ cả về tâm hồn và trí tuệ mà nền tảng chính là tình yêu thương và sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Sau đó giáo dục sớm giai đoạn trước khi đi học đã được chính phủ Nhật coi trọng hơn và áp dụng ở những bậc như giáo dục ở nhà trẻ, giáo dục mầm non vì tính đúng đắn của nó. Cùng với sự phổ cập kiến thức từ các cuốn sách được viết bởi những nhà giáo dục, sự hình thành các trung tâm tư vấn để hỗ trợ việc nuôi dạy trẻ, mà giờ đây hầu hết phụ huynh Nhật đều đã áp dụng những phương pháp dạy dỗ, chú trọng uốn nắn con mình từ khi mới lọt lòng.
Những kiến thức về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ ở Nhật mà cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" hay rất nhiều cuốn sách khác đề cập đến dường như đã trở thành một điều hiển nhiên để cha mẹ Nhật áp dụng vào thực tế với con cái mình.
Có thể kể rất nhiều ví dụ như trò chuyện với trẻ và đọc truyện cho trẻ nghe từ lúc lọt lòng; cho trẻ nghe nhạc và học nhạc từ sớm; dạy chữ sớm cho trẻ; cho trẻ chơi đồ chơi ghép hình, đồ chơi phát huy khả năng sáng tạo chứ không cho xem tivi, nghịch điện thoại; dẫn trẻ đi dạo, đi công viên, viện bảo tàng; để trẻ tự lập, tự xúc ăn và tự làm vệ sinh cá nhân chứ không làm thay trẻ; không la mắng khi trẻ làm sai; khuyến khích trẻ khi trẻ có hứng thú với cái gì; khen ngợi hành động của trẻ để khích lệ; không so sánh trẻ với anh em hay với bạn bè; không áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ mà luôn tôn trọng suy nghĩ và phát ngôn của trẻ...
Chính điều đó đã khiến trẻ em Nhật đều tự lập từ rất sớm, ngoan ngoãn và lễ phép, được làm những gì chúng yêu thích, tìm ra đam mê của bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ.
Tác phẩm được trình bày ngắn gọn, đây đủ và cóc cha mẹ đọc có thể hiểu luôn. Cái được nhất là không nhiều lý thuyết nặng nề, mọi điều lại được trình bày chi tiết ở mục lục, chỉ cân giờ phân đó ra xem những vấn đề đang tồn tại trong cách dạy con và mình có thể có câu trả lời thỏa đáng. Đây là cuốn sách hữu ích cho cha mẹ có con từ 0 đến 3 tuổi - Giai đoạn trí tuệ trẻ phát triển một cách thần kì.
Các bậc phụ huynh không cần thiết phải suy nghĩ thái quá rằng "giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" là một cái gì đó ghê gớm. Bởi vì “giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" chỉ là một giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu vào giai đoạn giáo dục thực sự và nó là “thời điểm thích hợp" để nuôi dạy trẻ, mà người khám phá ra thời điểm đó chi có duy nhất người mẹ mà thôi. Bất cứ người mẹ nào dẫu biết rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc vất vả cũng mong muốn làm tất cả những gì có thể, dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình.
|
Tác giả Ibuka Masaru. Nguồn: Sách hay. |
Tác giả Ibuka Masaru là cha đẻ của tập đoàn Sony, một người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục sớm cho trẻ em. Ông quan niệm "Nhân cách và tính cách của trẻ tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ;
Năm 1969, ông sáng lập "Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ.
Năm 1971, cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" xuất bản, được mọi người gọi là "Lí luận Ibuka”, giúp các bậc cha mẹ mở rộng tâm mát và thay đổi tư duy trong việc giáo dục con cái.
Tác giả Ibuka Masaru chia sẻ, các bậc phụ huynh không cần thiết phải suy nghĩ thái quá rằng "giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" là một cái gì đó ghê gớm. Bởi vì “giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" chỉ là một giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu vào giai đoạn giáo dục thực sự và nó là “thời điểm thích hợp" để nuôi dạy trẻ, mà người khám phá ra thời điểm đó chi có duy nhất người mẹ mà thôi. Bất cứ người mẹ nào dẫu biết rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc vất vả cũng mong muốn làm tất cả những gì có thể, dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình.
Mai Loan