Chàng trai với khát vọng mang tiếng Anh tới học sinh vùng nông thôn

Google News

Sinh ra ở tỉnh lẻ, Quang Huy hiểu những thiệt thòi của học sinh ở nông thôn, các tỉnh miền núi khi được tiếp cận muộn với ngoại ngữ.


Chang trai voi khat vong mang tieng Anh toi hoc sinh vung nong thon
 Thạc sĩ Hà Quang Huy (bên phải, hàng đầu tiên) cùng học viên của mình.

Mang tiếng Anh đến với học sinh vùng nông thôn
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Gloucestershire, Vương quốc Anh thạc sĩ Hà Quang Huy đã không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình đặc biệt là về niềm yêu thích và khả năng tự học tiếng Anh cho giới trẻ, cũng từ đây anh bén duyên với nghề giáo.
Sinh ra ở vùng nông thôn, Quang Huy hiểu những thiệt thòi của học sinh ở nông thôn, các tỉnh miền núi khi được tiếp cận muộn với ngoại ngữ cộng thêm không có môi trường để rèn luyện, giao tiếp vì vậy gặp nhiều khó khăn, không hứng thú trong học tập.
Bởi vậy, sau khi quyết định chuyển sang dạy tiếng Anh, anh đặt mục tiêu mang tiếng Anh chất lượng cao đến học trò vùng nông thôn tại các tỉnh lẻ. Theo đó, không ít lần anh đã tổ chức các khóa học online miễn phí cho học sinh THCS và THPT.
Với triết lý “mưa dầm thấm lâu”, không nhồi nhét kiến thức, tạo môi trường học tập thường xuyên, ngoài các tiết học chính, mỗi học viên đều được kèm sát sao mỗi ngày 15-30 phút bởi đội ngũ trợ giảng nhiệt tình, có trình độ cao hay kết nối với các chuyên gia ngôn ngữ của nước bản địa để trao đổi.
Thạc sĩ Hà Quang Huy, tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Gloucestershire, Vương quốc Anh.
Thạc sĩ Hà Quang Huy, tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Gloucestershire, Vương quốc Anh.
“Hiện nay, lợi thế chính là công nghệ phát triển, không nhất thiết phải đến tận nơi học mà học sinh, giáo viên có thể giảng dạy và học tập bằng hình thức trực tuyến. Nhờ vậy, tôi đã khắc phục được khó khăn trong khoảng cách địa lý đối với những học viên ở xa”, Quang Huy chia sẻ.
Sau một thời gian triển khai, Quang Huy và các cộng sự của mình đưa ra đứa con tinh thần của mình là Trung tâm ngoại ngữ MrEnglish, thuộc tổ chức giáo dục KIAI Edu. Tại đây, người học được thẳng thắn chia sẻ quan điểm, mong muốn của mình khi học. Các giảng viên sẽ dựa trên năng lực, nguyện vọng đó thiết kế bài giảng phù hợp.
“Tiếng Anh hay bất kỳ môn học nào khác, quá trình học cũng phải lồng ghép thêm yếu tố hài hước, tạo điểm nhấn để thu hút sự chú ý của học viên, nhất là trong điều kiện học online. Đặc biệt, đối với thế hệ gen Z người dạy luôn phải liên tục điều chỉnh nội dung của bài học cũng như không khí lớp học, tạo môi trường học tập thoải mái, không ép buộc, nhưng phải lập kế hoạch học tập với lộ trình rõ ràng, “cá nhân hóa” phù hợp với khả năng và điều kiện của từng học viên để đạt được thành tích như kỳ vọng”, Quang Huy chia sẻ.
“Triết lý đào tạo của MrEnglish nhân văn và khác biệt. Học tiếng Anh không chỉ là học ngôn ngữ mà còn là học văn hóa, nghệ thuật, thể thao, triết lý sống, học cách để thay đổi cuộc đời, để mở ra một thế giới mới. Tôi ấn tượng với sự nhiệt huyết và tư duy mới mẻ của Huy và các giảng viên đang làm việc tại MrEnglish”, David Lang, cố vấn cấp cao của MrEnglish, đồng thời là cựu giám khảo IELTS của Hội đồng Anh, cho biết.
Giúp trò nông thôn vượt vùng an toàn
Không chỉ định hướng cho học viên hoàn thiện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, tự tin giao tiếp, mà thạc sĩ Hà Quang Huy cùng các cộng sự của mình tại MrEnglish luôn khuyến khích học viên vượt qua khỏi vòng an toàn để tạo dựng tương lai.
Một trong những người đã thành công là học viên Nguyễn Vân Khánh, sinh năm 1998, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khi đang làm việc tại Ba Lan chia sẻ: “Vô tình nhìn thấy bài giảng của anh Huy trên mạng và từ đó tìm đến xin học. Là học sinh ở tỉnh lẻ, tiếng Anh là thứ ám ảnh, nhưng sau khi gắn bó với MrEnglish, em đã dần thay đổi suy nghĩ. Sau một thời gian học, kỹ năng nghe cũng dần được cải thiện, em dám tự tin đứng trước đám đông để nói, thuyết trình bằng tiếng Anh”.
Đặc biệt, Vân Khánh đã dám tham gia các hội thảo quốc tế bằng tiếng Anh của nhà trường mà không cần phải nhờ đến phiên dịch, rồi mạnh dạn xin làm việc ở các công ty nước ngoài nhờ có tiếng Anh.
“Khi có được chứng chỉ TOEIC và IELTS, em tự tin hơn hẳn và đi đăng ký mấy chương trình quốc tế, tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia như Unilever, Uniqlo, Nestle, và đều … trượt hết. Ở MrEnglish, các học viên được tôi luyện tính kiên trì, không bao giờ từ bỏ.
Bây giờ, tôi đang ở Ba Lan tham gia chương trình của tổ chức AIESEC, cơ hội may mắn này em có được, ngoài sự kiên trì của bản thân, một phần không nhỏ là nhờ sự hỗ trợ của anh Huy và MrEnglish”, Vân Khánh chia sẻ.
Một câu chuyện khác của Nguyễn Thành Long, sinh năm 2005, thủ khoa khối A01 của Trường THPT Gia Lộc (tỉnh Hải Dương). Bắt đầu học IELTS cùng MrEnglish từ con số 0 và từng coi tiếng Anh là một sự ám ảnh, Long đã trở thành một người đam mê ngôn ngữ, thay đổi hoàn toàn về nhận thức, tư duy phản biện, kiến thức xã hội, từ đó tạo dựng nề nếp, cách thức học tập hiệu quả hơn.
“Ở thầy Huy, ngoài chuyên môn và sự nhiệt huyết đặc biệt với tiếng Anh, thầy còn có nhiều tài lẻ và vốn am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, nhờ đó mà các bài giảng của thầy luôn hài hước, sống động, không bao giờ nhàm chán. Là học sinh ở tỉnh lẻ, em rất tự hào với chứng chỉ IELTS 6.0 của mình, nhờ đó mà em đã thi đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngôi trường mà em hằng ao ước”, Long kể lại.
Hay câu chuyện của cựu sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương, Trần Thị Mai Duyên đã 15 lần bài thi IELTS học thuật cả 2 hình thức thi giấy và thi máy tính, với các điểm số tối đa 9/9 nghe - đọc; không kĩ năng nào dưới 7.5; hàng nghìn giờ đồng hồ chấm và làm việc với các chuyên gia IELTS uy tín trên thế giới.
“Để có được thành tích này, em đã nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình MrEnglish rất nhiều”, Trần Thị Mai Duyên chia sẻ. Hiện Duyên đã quyết định theo đuổi sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh và làm việc tại chính MrEnglish để góp phần nâng cao khả năng ngoại ngữ của học sinh nông thôn.

Thạc sĩ Hà Quang Huy là tác giả của một số bài hát Tiếng Anh ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và tinh thần thể thao Việt Nam cao thượng, được giới trẻ yêu thích như Hai Duong's my hometown (Hải Dương quê hương tôi), the resilience of racket sounds (thanh âm kiên cường), Vietnamese Heart Of Gold (Trái tim vàng Việt Nam), đều được hợp tác với các ca sĩ, nhạc sĩ ở Mỹ hát và sản xuất; được Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Liên đoàn cầu lông Việt Nam, Đài Truyền hình Hải Dương và Thành đoàn Hải Dương hưởng ứng nhiệt liệt.


Theo Văn Đức/Giáo dục thời đại