Cao nhân nào của Việt Nam tài trí ngang Gia Cát Lượng?

Google News

Không chỉ Trung Quốc, Việt Nam cũng từng có một giai đoạn được ví von giống với thời Tam Quốc. Người mở ra thời kỳ này là một bậc cao nhân tài trí sánh ngang Gia Cát Lượng.

Cao nhân nào của nước ta tài trí ngang Gia Cát Lượng, mở ra thời "Tam Quốc" ở Việt Nam?

Ở Trung Quốc có thời Tam Quốc, là cuộc tranh chấp giữa 3 nước: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Lúc bấy giờ có một nhân vật kiệt xuất xuất hiện là Gia Cát Lượng (tự Khổng Minh) với tài tiên tri như thần. Ông là vị quan duy nhất thời Tam Quốc được thờ ở Đế vương miếu.

Có lẽ hầu hết người Việt Nam đều biết về Khổng Minh hoặc từng nghe qua về ông. Tuy nhiên, chắc không phải ai cũng biết ở nước ta có một vị cao nhân được ví tài trí ngang với Gia Cát Lượng của Trung Quốc. Thậm chí ông còn là người mở ra một thời kỳ chẳng khác gì “Tam Quốc” ở Việt Nam.

Cao nhan nao cua Viet Nam tai tri ngang Gia Cat Luong?

Khổng Minh là nhân vật nổi tiếng trong thời Tam Quốc. Ảnh: Internet

Lịch sử chép lại, đầu thế kỷ 16, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Bấy giờ võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đã đứng ra đàn áp các cuộc nổi dậy bên ngoài, đồng thời nắm quyền điều hành triều chính. Mạc Đăng Dung sau này phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc.

Đến năm 1545, võ tướng cũ của nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim đã lập Lê Duy Ninh lên làm vua ở Sầm Châu (Ai Lao). Lúc này nhiều tướng lĩnh, sĩ phu lại tập hợp cùng Nguyễn Kim chống lại nhà Mạc.

Năm 1539, Nguyễn Kim chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa rồi sau đó tiến vào Nghệ An. Từ đó Hậu Lê có được chỗ đứng lại ở Đại Việt. Sau đó Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, con rể ông là Trịnh Kiểm lên thay. Trịnh Kiểm mượn danh thiên tử kêu gọi thiên hạ, uy thế rất lớn. Ông được so sánh như Tào Tháo năm xưa.

Cao nhan nao cua Viet Nam tai tri ngang Gia Cat Luong?-Hinh-2

Võ tướng Nguyễn Kim, người vực dậy nhà Hậu Lê. Ảnh: Internet

Năm 1556, vua Trung Tông qua đời nhưng không có con nối dõi, Trịnh Kiểm muốn lên làm vua nhưng ngại dị nghị. Bấy giờ có một cao nhân xuất hiện. Người này sống ẩn dật nhưng am hiểu mọi chuyện nhân tình thế thái, nắm rõ sự xoay vần của càn khôn. Ông là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trịnh Kiểm đã cho người mời Trạng Trình về xin lời khuyên.

Sử cũ ghi rằng, Trạng Trình thấy người hầu Trịnh Kiểm thì nói vọng ra: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (Ý nói giữ phép tắc bề tôi của vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe lời, sai người về thôn Bố Vệ rước hậu duệ của ông Lê Trừ (anh trai Lê Lợi) có tên Duy Bang (tức Chúa Chổm) về làm vua. Vị vua này chính là Lê Anh Tông.

Tuy nhiên, thực chất họ Trịnh vẫn nắm mọi quyền hành ở đất nước lúc bấy giờ. Suốt hơn 200 năm tồn tại thế cờ “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”.

Trạng Trình cũng chính là người đã khuyên con trai thứ của Nguyễn Kim – Nguyễn Hoàng rằng: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng sau đó xin về trấn thủ Thuận Hóa (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay). Ông lập nên nghiệp lớn ở đây, được gọi là Chúa Tiên, hay Nguyễn Thái Tổ, người đứng đầu của vương triều nhà Nguyễn.

Cao nhan nao cua Viet Nam tai tri ngang Gia Cat Luong?-Hinh-3

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã giải mối họa diệt vong cho ba nhà Trịnh – Nguyễn – Mạc. Ảnh: Internet

Tháng 10/1580, Mạc Kính Điển qua đời, Mạc Đôn Nhượng lên thay. Nhà Mạc suy yếu và thường bị thua trận. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng tiến đánh Thăng Long, nhà Mạc thua tan tác. Kể từ đó Bắc triều chấm dứt, Hậu Lê lại chiếm được Thăng Long, sự nghiệp trung hưng Hậu Lê cũng hoàn thành.

Nhà Mạc khi rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc cũng nhớ đến lời Trạng Trình nói khi ông làm quan dưới triều đại này. Cụ thể, nhà tiên tri đại tài nói: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có thể giữ được). Thế rồi nhà Mạc ngược lên Cao Bằng và tồn tại thêm được gần 80 năm.

Nhìn lại mới thấy, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã giải mối họa diệt vong cho ba nhà Trịnh – Nguyễn – Mạc. Từ đó mà tạo được thế hòa bình cho nước ta lúc bấy giờ. Trạng Trình đặt nền móng cho sự khai sáng của triều đại vua chúa cuối cùng ở Việt Nam – triều Nguyễn chỉ nhờ 3 lời tiên tri.

Cao nhan nao cua Viet Nam tai tri ngang Gia Cat Luong?-Hinh-4

Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhận xét rất giống Gia Cát Lượng. Ảnh: Internet

Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhận xét rất giống Gia Cát Lượng. Bởi trước khi Gia Cát Lượng xuất hiện, Trung Quốc chỉ là nhiễu loạn. Mãi đến khi ông đến 3 nước Ngụy – Thục – Ngô mới dần hiện hình. Sau này Lưu Bị chiếm Tứ Xuyên và lên ngôi hoàng đế, cục diện “chân vạc” của Tam Quốc lại càng rõ ràng.

Nếu ví Trịnh Kiểm như Tào Tháo, nhà Hậu Lê như Đông Hán, nhà Mạc như Đông Ngô, chúa Nguyễn Hoàng như Lưu Bị thì Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng khác gì Gia Cát Lượng. Khổng Minh có Mã Tiền Khóa thì Trạng Trình có Sấm Trạng Trình. Cả hai đều có thể tiên đoán nhiều chuyện của tương lai, sống một đời không màng danh lợi nhưng vẫn lưu danh sử sách. Họ được ví như thánh, thần chứ không phải là người bình thường.

Theo T.T/DNVN