Bên cạnh Lưu Bị vẫn còn một mãnh tướng cận vệ khác không hề thua kém Triệu Vân.
Triệu Vân có thể nói là một danh tướng hoàn mỹ thời Tam Quốc, nhưng cũng để lại nhiều bí ẩn bởi những thông tin còn chưa được ghi chép lại trong chính sử.
Tuy nhiên dưới ngồi bút của La Quán Trung tiên sinh, hình ảnh "Thường Sơn Triệu Tử Long" đã được truyền bá rộng rãi và là một nhận vật được nhiều người hâm mộ nhất thời Tam Quốc.
Ngay cả trong Tam Quốc Trí, Trần Thọ tiên sinh cũng xếp Triệu Vân ngang với những Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu hay Hoàng Trung, cũng đủ để thấy Triệu Vân cũng có địa vị và vinh quang như họ.
Trong vương triều Thục Hán do Lưu Bị thành lập, Triệu Vân đóng một vai trò rất quan trọng, chức vụ chỉ huy Hộ vệ quân là minh chứng cho tất cả. Triệu Vân không chỉ là một võ tướng phi phàm, khả năng lãnh binh tuyệt vời, mà trong vị tướng quân này còn sở hữu một trái tim nhân đức.
Triệu Vân công tư phân minh, luôn nghĩ về đại cục, khiêm nhường không tranh chấp, tất cả đã xây dựng nên một vị đại tướng quân hoàn mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh Lưu Bị ngoài Triệu Vân vẫn còn một vị cận vệ dũng mãnh bí ẩn khác, mà nhiều người nói ông chính là cái bóng của Thường Sơn tướng quân.
Danh tướng đó là Trần Đáo, chính sử ghi chép rất ít về Trần Đáo, nhưng những gì mà thành tựu của vị tướng quân này là rất đáng nể.
Trong "Tam Quốc Chí - Dương Hi chuyện" có viết rằng: "Thúc Chí tên Đáo, người Nhữ Nam, đi theo tiên chủ từ Dự Châu, danh vị Thường Á Triệu Vân, rất trung dũng". Thường Á Triệu Vân, nói cách khác chính là phó tướng của Triệu Vân.
Trần Đáo tự Thúc Chí, là người quận Nhữ Nam, Dự Châu. Ông đi theo Lưu Bị cũng chính vào lúc Lưu Bị đảm nhận chức thứ sử Dự Châu. Vì vậy, thời gian Trần Đáo đi theo phục vụ Lưu Bị còn sớm hơn cả Triệu Vân.
Lưu Bị đi theo Công Tôn Toản trước rồi mới đến Từ Châu. Từ chỗ Công Tôn Toản, Lưu Bị có được đội kỵ binh tộc Hồ, rồi thu nạp thêm tinh binh Đan Dương ở chỗ Đào Khiêm. Trải qua nhiều trận đánh, đội kỵ binh của Trần Đáo ngày một đa dạng. Sau khi quân Lưu Bị tiến Thục, đã thu nạp thêm quân binh vùng dân tộc thiểu số Tây Nam, hình thành nên đội tinh binh Hộ vệ ngựa trắng bên cạnh Lưu Bị, hay còn được gọi một cái tên khác là "Tây Phương thượng binh".
Triệu Vân, một vị đại tướng quân hoàn mỹ thời Tam Quốc.
Địa vị luôn xếp sau Triệu Vân
Đầu tiên là chức vụ Hộ quân. Trần Đáo đảm nhận chức vụ này có lẽ sau khi Lưu Bị xưng đế, còn Triệu Vân lúc này được nhậm chức Trung hộ quân. Mặc dù năm Kiến An thứ 20, Tào Tháo đã đem Hộ quân xác nhập với Trung hộ quân, nhưng Lưu Bị không thay đổi, mà vẫn áp dụng theo cơ chế cũ của nhà Hán. Cả hai chức vụ này đều nắm giữ cấm quân, do các võ quan trong triều bình chọn, địa vị vô cùng quan trọng, sự khác biệt chỉ nằm ở cấp bậc, Triệu Vân là chủ còn Trần Đáo là phó.
Thứ hai, khi Trần Đáo đảm nhận chức Chinh Tây tướng quân, Triệu Vân cũng được phong làm Chinh Nam tướng quân, cùng nằm trong hệ chức Tứ Chinh tướng quân. Mặc dù đều cùng một quân hàm võ tướng trong vương triều Thục Hán, nhưng theo thứ tự, địa vị của Chinh Nam tướng quân vẫn xếp trên Chinh Tây tướng quân (Người Trung Quốc thường quan niệm hướng Nam là hướng chính).
Cuối cùng, trong "Tam Quốc Chí - Lý Nghiêm truyện", khi Gia Cát Lượng phát động chiến dịch phạt Bắc, đã phải Trần Đáo đến Vĩnh An, thay thế Lý Nghiêm đảm nhận chức vụ Đô đốc Vĩnh An, bởi Lý Nghiêm lúc này cần trở về làm chỉ huy hậu cần cho chiến dịch của Gia Cát Lượng. Còn Triệu Vân từ lúc Lưu Bị phạt Ngô đã được đảm nhận chức vụ Đô Đốc Giang Châu.
Có thể thấy, mặc dù Trấn Đáo đi theo Lưu Bị sớm hơn, nhưng địa vị lại luôn thấp hơn Triệu Vân một bậc, vì vậy mới có cách nói "Thường Á Triệu Vân". Tuy nhiên tầm quan trọng của Trần Đáo lại không hề thua kém, chỉ vì tài liệu lịch sử của nhà Thục Hán có nhiều thiếu sót, vị mãnh tướng này cũng dần bị phai mờ theo thời gian.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Triệu Vân đã được "tổng hợp" cả vai trò, chiến tích và công trạng của cả nhân vật Trần Đáo và Triệu Vân trong lịch sử, do đó Trần Đáo không nhất thiết phải xuất hiện trong tiểu thuyết. Vì vậy mà càng ít người biết đến sự tồn tại của vị danh tướng này.
Trần Đáo mất khi đang ở chức, nhà Thục Hán lấy Tông Dự thay thế. Vì Tông Dự nhận chức Đồn kỵ hiệu úy vào năm 247, rồi đi sứ Đông Ngô, sau khi trở về thì nhận chức ở Vĩnh An, nên có thể xác định Đáo mất sau năm 247.
Theo Hoa Vũ/Đời Sống & Pháp Luật