Là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài hơn 60 năm (từ 1736 - 1795). Đây là thời kỳ cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Càn Long, Trung Quốc đã vươn mình trở thành một đế quốc trên thế giới lúc bấy giờ.
Thời Càn Long đế, kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Hoa ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Thanh. Cũng giống như ông nội, Càn Long hay đi vi hành. Nhưng mục đích vi hành của ông tập trung vào việc hưởng thụ là chính, còn chiêu mộ nhân tài hay tìm hiểu đời sống nhân dân chỉ là phụ. Trong những lần đi vi hành, vua Càn Long cũng tuyển vào cung không ít mỹ nhân để hầu hạ mình. Bởi lẽ đó, Càn Long đế cũng được mệnh danh là một vị vua phong lưu, đa tình bậc nhất Trung Hoa. Ông có khoảng 40 thê thiếp, chưa kể những người đã được phong sắc.
Xét về độ xa hoa, Càn Long cũng được nhớ tới là vị vua "chịu chơi" nhất triều Thanh. Ông hay tổ chức đại tiệc trong cung, cũng thường xuyên ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ.
Ông từng nhiều lần du hí Giang Nam, có đôi khi còn cùng dân chúng trò chuyện, song phần lớn những lần xuất cung đều không tiết lộ danh tính, mặc thường phục vi hành nên người khác không thể biết được thân phận của ông.
Một lần nọ, Càn Long đến ngoại ô để thưởng ngoạn, trời nóng oi bức, sau một thời gian dài di chuyển thì cả đoàn đã uống hết nước mang theo, vì quá khát nên Càn Long đã yêu cầu thị vệ đi trước để tìm nước. Sau đó họ tìm thấy một quán bán dưa hấu, cả đoàn liền tiến lại gần để hỏi mua.
Gian hàng dưa hấu được làm khá đơn sơ, giản dị, khi Càn Long và những người khác đến thì chủ quầy hàng đã nhiệt tình cắt một vài quả dưa hấu lớn, Càn Long trong lúc thưởng thức đã nói chuyện cùng ông chủ quầy hàng.
Càn Long và chủ quầy hàng nói chuyện khá lâu và vui vẻ, càng nói chuyện thì vua Càn Long càng thấy người này có kiến thức uyên bác, vượt xa người thường. Sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, vua Càn Long hỏi người này có muốn làm quan không? Tuy nhiên chủ quầy hàng đã từ chối, điều này khiến nhà vua rất không vui, nhưng cũng không biểu hiện gì ra mặt, lặng lẽ quay trở về cung sau khi ăn xong dưa hấu.
Vốn là một ông vua đa nghi, Càn Long càng nghĩ càng thấy không ổn. Người tài vốn đã hiếm nhưng cũng lại là con dao hai lưỡi, nếu phụng sự triều đình, điều này rất tốt. Nếu muốn làm phản, giúp đỡ kẻ khác, sẽ gây hại cho đất nước, triều đình, phải trừ bỏ.
Vì vậy, lên đường không bao lâu, Càn Long lệnh cho ám vệ quay lại giết chết người nông dân trồng dưa uyên bác.
Tuy nhiên, sau khi ấm vệ quay về báo cáo rằng chủ quầy hàng đã biến mất, mặc dù đã tìm kiếm rất kỹ nhưng không thấy, vì vậy đành tay trắng trở về cung.
Càn Long nghĩ rằng chắc hẳn người này đã nhận ra mình nên không trách thị vệ, thở dài đi ngủ.
Theo Nguyễn Giang/Công lý & Xã hội