Các phi tần trong hậu cung Trung Hoa xưa phải chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ. Từ quy định bổng lộc theo cấp bậc, số lượng người hầu hay cả việc riêng tư như chuyện phòng the với nhà vua cũng buộc phải tuân thủ nhiều sự quản thúc nghiêm ngặt.
Sự khác biệt khi thị tẩm của hoàng hậu và các phi tần (Ảnh minh họa)
Quy trình thị tẩm
Quá trình thị tẩm phi tần của nhà vua phải tuân thủ không ít nguyên tắc và không phải là việc hoàng đế đi tìm phi tần, mà là tắm rửa sạch sẽ cho phi tần rồi đặt lên giường chờ hoàng đế thị tẩm. Việc chọn ai hầu hạ đêm hôm đó phần lớn phụ thuộc vào nhã hứng của nhà vua. Sau khi hoàng đế ăn tối, thái giám sẽ đặt những tấm danh bài này lên một cái đĩa bạc lớn và mang đến cho nhà vua. Hoàng đế sẽ bốc một tấm bài để chọn người được “thị tẩm” đêm đó. Người được hoàng đế chọn cho cuộc “mây mưa” sẽ được thông báo để chuẩn bị trước khi tiếp đón vua. Cung nữ lúc này sẽ phải tắm rửa thật sạch sẽ, thơm tho.
Ngoài ra, khi đến hầu hạ hoàng đế, người này không mặc quần áo, y phục sẽ được cởi bỏ hoàn toàn để đảm bảo không cất giấu vũ khí đe dọa tính mạng của hoàng đế. Sau khi đã tắm và cởi bỏ y phục, cung nữ được quấn vào trong một tấm khăn choàng bằng lông vũ và được thái giám vác đến cung của vua. Chiếu theo quy trình thị tẩm bốn bước vào thời nhà Thanh, phi tần sau khi được đưa tới tẩm cung của Hoàng đế cũng không thể bước lên long sàng hoặc vén chăn một cách tùy tiện.
Trước đó, Hoàng đế sẽ lên nằm trên giường, nhưng không đắp kín chăn mà để lộ ra một phần bắp chân của mình. Phi tần khi được đưa vào hầu hạ sẽ bước lên phía cuối giường, sau đó từ từ chui vào trong chăn từ phía chân mà Hoàng thượng để hở.
(Ảnh minh họa)
Trong suốt thời gian thị tẩm, không được phép phát ra bất kì thanh âm nào. Điều này được xem là quy tắc "bất thành văn" của các Hoàng đến Thanh triều mà ai cũng ngầm hiểu.. Sau khi hầu hạ xong, vị phi tần ấy lại phải từ từ bò lui dần xuống, lại cuốn vào trong chăn.
Phi tần phải tuân thủ nhiều quy tắc khi thị tẩm
Giờ giấc thị tẩm của Hoàng đế cũng đã được cơ quan chuyên quản lý việc thị tẩm là Kính Sự phòng quy định rất rõ ràng. Theo đó, Hoàng đế và phi tần chỉ được thị tẩm trong khoảng nửa giờ, tương đương khoảng 30 phút. Thái giám được phân nhiệm vụ ghi chép sẽ đứng bên ngoài cung vua, khi thời gian quy định sắp hết, người này sẽ hô to “Đã hết giờ” để báo hiệu cho vua. Trong trường hợp Hoàng đế còn muốn tiếp tục, Kính Sự phòng sẽ gia hạn thời gian bằng cách nhắc nhở thêm lần thứ hai, lần thứ ba. Tuy nhiên khi đã tới lần thứ ba, dù nhà vua vẫn chưa tận hứng thì các thái giám vẫn buộc phải đưa phi tần về cung.
(Ảnh minh họa)
Sựkhác nhau giữahoàng hậu và phi tần trong việc phục vụ hoàng đế chuyện giường chiếu
Trong xã hội phong kiến với các giai cấp phân biệt, giữa hoàng hậu và những phi tần sẽ khác nhau về việc sủng ái của hoàng đế. Hoàng cung Trung Hoa tin rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất là vào những đêm trăng tròn, vì lúc ấy tính Âm của phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự cân xứng hài hòa với tính Dương của bậc đế vương. Vào những đêm ấy, đứa trẻ được thành hình cũng sở hữu khí chất phi phàm, xuất chúng. Kết quả là, hoàng hậu sẽ được ưu ái kề bên hoàng đế vào những đêm trăng sáng. Ngược lại, thời điểm trăng non sẽ dành cho phi tần có thứ bậc thấp hơn.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, trong cung chỉ duy nhất Hoàng hậu là có quyền được ngủ qua đêm tại cung Hoàng đế, còn lại tất cả các phi tần khác thị tẩm xong chỉ có hai lựa chọn, một là đến cung Hoàng hậu để nghỉ ngơi, hai là quay về cung của chính mình để nghỉ ngơi.
Theo Dương Huyền/CL&XH