Ngay từ xa xưa, yếu tố nhân tướng học đã được các cụ rất chú trọng. Ví dụ, có câu nói: người nào có khuôn mặt to thì có phúc, người có dái tai to là có phúc, ngược lại cả đời vất vả.
Người có phúc có lông ở chân dày
Quan niệm “Người có phúc thì lông chân dày …” có thể hiểu đơn giản theo nghĩa đen. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của di truyền, chúng ta đều biết rằng một người có lông chân dài hay không do gen quyết định, đó là điều tự nhiên. Vậy chúng ta phải hiểu và vận dụng như thế nào với kinh nghiệm truyền lại của người xưa? Đó là chưa kể ngày nay mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc không có lông chân vậy thì làm sao để nhận diện?
Theo quan điểm của ngày nay, câu này có vẻ không hợp lý ở mọi phương diện. Nhưng nếu xét bối cảnh nó bắt nguồn từ thời đại nông nghiệp ngày xưa thì ta mới thấy hết ý nghĩa sâu xa của nó.
Trong quá trình làm lúa nước, chân của người nông dân thường xuyên bị lấm bùn. Lớp bùn đất dính vào da thịt lên cao đến đầu gối. Rồi sau đó họ phải rửa sạch sẽ lớp bùn dính đó đi. Có lúc bùn đất đã khô, khi thì còn ướt. Việc này lặp đi lặp lại nhiều ngày khiến cho chân người nông dân ngày càng ít lông đi.
Chưa bàn đến thời gian lâu dài qua các thế hệ con nhà nông thì việc này thôi cũng đã khiến họ có lượng lông chân ít hơn người khác.
Quay lại câu “Người có phúc thì lông chân dày, người vô phúc chân chạy ngược xuôi”, vì sao lại nói những người có phúc thì lông chân dày? Như đã nói ở trên, những người thường xuyên làm việc đồng áng, chịu tác động của môi trường thì lông chân sẽ thưa hơn. Những người không phải làm việc hàng ngày đa phần là những người giàu có không phải trực tiếp làm nông nên lông chân sẽ dày hơn.
Đây có thể là cách kiến giải tốt nhất cho quan niệm của người xưa về sự liên quan giữa lông chân với phúc đức tự thân mỗi người.
Người vô phúc chân chạy ngược xuôi
Sử dụng cách kiến giải như ở phần trên cũng có thể lí giải được vì sao người vô phúc lại phải chạy ngược xuôi. Vì cuộc sống vất vả nên họ phải làm càng nhiều hơn để đảm bảo cho cuộc sống.
Tại đây ta thấy được một đạo lý của người xưa rằng ăn ở phúc đức thì đời người sẽ được thong thả đủ đầy, ăn ở thất đức thì sớm muộn gì cũng gặp chuyện không như ý, nhọc thân.
Niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
Có thể thấy rằng quan niệm trên hợp lý trong môi trường xã hội thời xưa, và có thể không vận dụng được hết 100% cho cuộc sống hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên những giá trị nhân văn của người xưa vẫn còn nguyên vẹn. Người xưa luôn khuyên dạy con cháu về phúc đức. Họ biết rõ sự giàu có hay nghèo khó của mỗi người đều gắng liền với phúc đức. Nên luôn răng dạy con cháu làm việc thiện, tích đức để đời sống hạnh phúc, tránh rơi vào cảnh mỏng phúc mà vất vả long đong.
Theo Thạch Thảo/Khoevadep