Nếu là fan của phim cổ trang, chắc chắn nhiều người sẽ tò mò về những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của quân đội cổ đại Trung Hoa. Không ít người tò mò ở chiến trường liệu các binh sĩ ăn gì, uống gì để có sức chiến đấu.
Nhiều tài liệu cổ chứng minh rằng, thực phẩm chủ yếu của binh lính thời cổ đại ở Trung Quốc chủ yếu là các loại ngũ cốc (chủ yếu là ngô, gạo, lúa mì, muối). Điều đáng sợ nhất trong chiến trận là bị đối thủ đốt kho lương.
Trước khi có lệnh điều quân, thực phẩm phải được vận chuyển cùng với binh lính hoặc trước đó. Ngoài ra, các thị trấn biên giới thường có dự trữ ngũ cốc để cắt giảm hậu cần vận chuyển. Thời phong kiến, tội ăn cắp ngũ cốc dự trữ của quân đội được liệt vào danh sách 10 tội đại hình.
Ngũ cốc thường được các binh lính đun nóng thành cháo, sau đó bỏ muối hoặc tương cà ăn chung. Phương pháp đầu tiên của việc nấu nướng trong quân đội là nấu cháo. Trước thời nhà Tống, hầu hết dụng cụ nấu nướng là đồ gốm, nồi sắt rất hiếm. Gốm tốt nhất để nấu cháo, không dùng để nấu thứ khác. Ở các triều đại Hạ, Thương và Chu, cháo kê, cháo ngô được nấu thay cho cháo rau. Trong cháo nhất thiết phải thêm các loại rau rừng, quả dại, các loại đậu, thậm chí cả với thịt. Đoàn quân vừa đến bữa thì bắc nồi sắt nấu cháo.
Ngoài ra, bánh mì khô là một sự lựa chọn khác (thời Hán và sau này), bánh mì được ngâm trong sữa ngựa hoặc canh nóng để dùng hàng ngày. Đến thời nhà Minh, lúc này bánh mì không vỏ đã có thêm lớp vỏ cứng được nướng để dễ mang theo.
Bởi khan hiếm thịt, nên chỉ có tướng lĩnh mới có thịt khô trong 1 phần ăn đặc biệt là thịt bò hoặc thịt ngựa già. Nếu đóng quân ở bìa rừng hoặc ven suối, các binh sĩ thường săn thú rừng hoặc đánh cá để cải thiện bữa ăn.
Hoàng đế Trung Quốc các đời không bao giờ để lính đói khát. Lương thực của binh sĩ luôn được cung cấp đầy đủ, khi vận chuyển lương thực ra chiến trường triều đình điều hẳn 1 đội quân hùng mạnh thiện chiến để vận lương.
Theo Người Đưa Tin