Câu thứ nhất: Tất cả đều là mộng ảo bọt bóng, như sương, như ánh chớp
Tất cả chúng ta đều biết sự quý giá của Phật pháp, tất cả chúng sinh muốn thoát khỏi bể khổ luân hồi phải tích đức tu tập giáo pháp để được giải thoát như ý muốn. Người ta thường hiểu lầm “pháp hữu vi” (những thứ có) là những gì cụ thể thấy được, và những gì vô hình không sờ mó được thì không phải là pháp hữu vi. Nhưng thật sự, pháp hữu vi có nghĩa là tất cả những gì “có” bên ngoài cũng như trong tư tưởng, có nghĩa là tất cả mọi thứ hữu hình và vô hình, kể cả tư tưởng và cảm xúc của ta.
Cho nên ta đừng chấp vào đâu, đừng bám víu vào thứ gì đó một cách bất chấp, mù quáng. Chỉ có buông bỏ hoàn toàn vọng tưởng và chấp trước thì bạn mới có thể hiểu được tâm mình, xem bản chất của bạn, và đạt được giác ngộ.
Câu thứ hai: Tất cả sự xuất hiện là giả
Điều đó có nghĩa là tất cả những hiện tượng chúng ta thấy, nghe và cảm nhận đều là giả và không thật, mà chỉ là sự biểu hiện của tâm chúng ta. Chúng ta không nên dính mắc vào vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng mà hãy nhìn vượt ra ngoài bề mặt để thấy được bản chất trong nội tâm con người.
Hiện giờ chúng ta thấy các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là thật, bởi tất cả đều thật nên chúng ta cứ dính với nó mãi. Một lời khen cho là thật nên nhớ mãi, một lời chê cho là thật nên cũng trằn trọc ngủ không yên. Một hình tướng hoặc đẹp hoặc xấu hiện trước mắt, chúng ta cũng không quên, do đó tâm chúng ta không bao giờ an.
Khi nào thật sự trở về bản tánh, tìm lại được nội tâm, thì mới thoát hẳn biển khổ của khổ đau.
Câu thứ ba: Tất cả chúng sinh trong cõi đời, tất cả hành động, ý nghĩ, tất cả đều là nghiệp, tất cả đều là tội lỗi
Câu này xuất phát từ kinh Địa Tạng Vương, Địa Tạng Vương Bồ Tát khuyên tất cả chúng sinh rằng mỗi hành động của chúng ta là tạo nghiệp. Tất nhiên, nghiệp ở đây được chia thành thiện nghiệp và ác nghiệp.
Với người hay tạo ác nghiệp thiện, trong tương lai khi nghiệp chín mùi, họ sẽ gánh chịu quả báo tương ứng. Điều mà chúng ta thường nói trong xã hội ngày nay là: “Không phải không có quả báo, mà là quả báo chưa tới mà thôi”, thực ra điều này cũng là do ác nghiệp chưa đủ chín mùi.
Nhưng ở mức độ tu tập cao hơn của Phật giáo, chúng sinh nên có sự phân biệt “thiện ác”, đây là tư duy cốt lõi có lợi cho việc tu hành đắc đạo. Khi mới bắt đầu học Phật, tất nhiên chúng ta tu tập theo lời dạy là phải “dứt mọi điều ác, tu mọi điều thiện”.
Câu thứ tư: Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc
Sắc và Không là hai trạng thái của các vật nơi cõi trần: Sắc là có hình tướng hiện ra thấy được; không là không hình tướng, không thấy được. Sắc và Không ấy là nói tương đối với con mắt phàm của chúng ta: có hình tướng mà mắt thấy được gọi là Sắc, còn mắt phàm không thấy gì cả thì gọi là Không.
Theo quan niệm về nhân sinh của Phật giáo, muôn vật do sự biến đổi mà sinh ra, vốn không có thật. Thân thể của chúng ta hay của vạn vật là Sắc, chỉ có tạm trong một thời gian sống, sau đó chết đi, xác thân rã tan biến trở lại thành Không. Rồi từ chỗ Không lại biến hóa thành hình tướng tức là Sắc.
Ai nhận biết được đạo lý Sắc - Không này thì không còn chấp cái Sắc tướng, tức là chấp cái xác thân nơi cõi trần nầy, thì người đó dứt được phiền não.
Không sinh ra Sắc, rồi Sắc trở lại thành Không. Vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn trong vòng sinh tử luân hồi...
*Thông tin mang tính chất tham khảo
Theo Hạ Tú / Thuơng Hiệu và Pháp Luật