Bí mật về hai vị “thảo lỗ tướng quân” nhà Thục Hán là ai?

Google News

Trong thời kì tam quốc, Tào Ngụy và Đông Ngô đều không có người đảm nhiệm chức quan này, nhưng nhà Thục Hán lại có tới hai người đảm nhiệm. 

Vào thời Tam Quốc cuối nhà Hán, các chức võ quan chủ yếu được chia thành hai loại: tạp hiệu tướng quân và trọng hiệu tướng quân. Trong đó trọng hiệu tướng quân tuy có địa vị cao hơn nhưng số lượng lại hạn chế, chủ yếu là đại tướng quân, phiếu kị tướng quân, xa kị tướng quân, vệ tướng quân, tiền hậu tả hữu tướng quân… 

Từ thời Tây Hán, triều đình đã phong tặng rất nhiều chức hiệu tướng quân để trọng dụng những binh lính lập được công lao. Đến thời kì Tam quốc cuối nhà Hán, số lượng tạp hiệu tướng quân được ban tặng vô cùng lớn. Ví như Quan Vũ được phong làm đãng khấu tướng quân, Lữ Bố được phong phấn vũ tướng quân, đó đều là những chức quan phổ biến trong tạp hiệu tướng quân.

"Thảo lỗ tướng quân" cũng là một trong những tạp hiệu tướng quân. Tuy nhiên trong thời kì tam quốc, Tào Ngụy và Đông Ngô không có người đảm nhiệm chức quan này. nhưng ở Thục Hán chức quan này lại có tới hai người đảm nhiệm. Trong hai nhân vật, một người ngay cả phụ nữ trẻ em ai ai cũng biết, còn một người lại không hề được biết đến.

 1. Hoàng Trung

Hoàng Trung (? – mất năm 220), tự là Hán Thăng (còn gọi Hán Thúc), người huyện Nam Dương (nay thuộc thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) là một vị danh dướng nhà Thục Hán thời kì Tam quốc. Vào cuối thời Đông Hán, Hoàng Trung là thủ hạ của Lưu Biểu – châu mục Kinh Châu, nhưng ông không có chiến tích nổi bật gì. Nói cách khác, Lưu Biểu không nhìn ra nhân tài, đó cũng là lý do vì sao Lưu Biểu mãi không để đưa Kinh Châu lớn mạnh hơn được.

Bi mat ve hai vi “thao lo tuong quan” nha Thuc Han la ai?

Vào năm Kiến An thứ mười ba (năm 208), Tào Tháo đem quân xuống phía nam, Lưu Biểu ốm bệnh qua đời. Sau khi chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo cho Hoàng Trung giữ chức phó tướng quân, vẫn được làm quan tại Trường Sa, dưới sự quản lý của thai thú Hàn Huyền. 

Năm Kiến An thứ mười bốn (năm 209), khi Lưu Bị liên thủ với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo, Tào Tháo đanh rút quân về phía Bắc. Nhân cơ hội này Lưu Bị thống lĩnh Kinh Châu, dẫn theo Triệu Vân và một số người khác trinh phạt 4 quận ở Trường Sa. Hoàng Trung theo Hàn Huyền đầu hàng dưới trướng Lưu Bị.

Theo các ghi chép lịch sử như "Tam quốc chí", vào năm Kiến An thứ 16 (năm 211), Lưu Bị được thuộc hạ của châu mục Ích Châu Lưu Chương là Pháp Chính chỉ dẫn, đánh vào ải Hà Manh (nay thuộc thành phố Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc), Hoàng Trung theo đó cũng vào Hà Manh.

Bi mat ve hai vi “thao lo tuong quan” nha Thuc Han la ai?-Hinh-2

Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Hoàng Trung theo sự chỉ huy của Lưu Bị bao vây Thành Đô. Khoảng 10 ngày sau đó, Lưu Chương buộc phải đầu hàng Lưu Bị. Nhân đó, Lưu bị chiếm được Thành đô, sau khi xem xét công trạng đã phong cho Hoàng Trung làm "thảo lỗ tướng quân".

Sau khi trở thành "thảo lỗ tướng quân", Hoàng Trung tiếp tục lập công cho Thục Hán. Năm Kiến An thứ 23 (năm 218), Lưu Bị tiến vào ải Dương Bình (nay thuộc Dương Bình Quan tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc), giao chiến với Hạ Hầu Uyên. Trong cuộc giao tranh này, Hoàng Trung vì đã giết được Hạ Hầu Uyên là đại tướng của Tào Ngụy nên được thăng chức lên chinh tây tướng quân.

Cùng năm, Lưu Bị xưng làm Hán Trung Vương, đồng thời phong Quan Vũ làm tiền tướng quân, Trương Phi làm hữu tướng quân, Mã Siêu làm tả tướng quân, Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Hoàng Trung lúc này có vị thế ngang bằng với Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu. 

Tháng 8 năm Kiến An thứ 25 (năm 220), Hoàng Trung qua đời, nhi tử Hoàng tự cũng chết sớm, không có người nối dõi. Tháng 9 năm cảnh Huy thứ ba (năm 260), Lưu Thiện truy phong Hoàng Trung làm cương hầu.

2. Thượng Quan Ung

Theo quan điểm của bài viết, Hoàng Trung là vị tướng Thục Hán ai cũng đều biết đến. Nhưng khi nói đến Thượng Quan Ung, đây lại là cái tên không được chú ý đến một phần bởi vì "Tam quốc chí" cũng ghi chép rất ít về nhân vật này.

Thượng Quan Ung vốn là tướng quân nhà Ngụy. Là người tài giỏi hơn người, văn võ song toàn, giỏi cầm binh, mưu lược, danh tiếng có thể sánh ngang với Khương Duy của nước Ngụy. Vì vậy Gia Cát Lượng khi thu nạp được Thượng Quan Ung và Khương Duy đã vô cùng phấn khởi. 

Gia Cát Lượng lần đầu trinh phạt Trung Nguyên, do Tào Ngụy không phòng bị, Gia Cát Lượng đã dễ dàng đánh chiếm được một số khu vực ở Lũng Hữu, từ đó thu phục được nhiều tướng lĩnh như Khương Duy và Thượng Quan Ung.

Sau khi đến Thục Hán, do đã giữ chức tướng quân nhà Ngụy vào giữa thời tam quốc, nên có địa vị cao khi ở nước Thục. Từ bức thư của Gia Cát Lượng vào năm Kiến Hưng thứ mười chín, có thể thấy rằng Khương Duy và Thượng Quan Ung có vị thế ngang hàng nhau, thậm chí còn trên cả Hồ Kỳ, Diêm Yến, Thoán Tập, Đỗ Nghĩa, Đỗ Kỳ, Thịnh Bột, Phàn Kỳ. Dưới thời Thục Hán, Thượng Quan Ung giữ đến chức trung điển quân, thảo lỗ tướng quân.

Vào năm Kiến Hưng thứ 9 (năm 231), Gia Cát Lượng dẫn Thượng Quan Ung và các tướng lĩnh khác trinh phạt Kì Sơn. Trong chuyến đi nhày, Gia Cát Lượng lệnh cho Lý Nghiêm vận chuyển lương thảo, tuy nhiên Lý Nghiêm vận chuyển xảy ra sơ xuất, dẫn đến cuộc chinh phạt Trung Nguyên lần thứ tư này của Gia Cát Lượng phải thất bại. Hơn nữa Lý Nghiêm còn dùng mưu kế để đổ tội cho Gia Cát Lượng. 

Gia Cát Lượng sau đó cùng với các tướng lĩnh khác bẩm báo với Lưu Thiện, cách chức Lý Nghiêm thành thường dân. Khi đó Thượng Quan Ung đang đảm nhiệm chức thảo lỗ tướng quân cũng đồng lòng với Gia Cát Lượng dâng thư đề nghị cách chức Lý Nghiêm.

Sau năm Kiến Hưng thứ chín (năm 231), những sự việc về Thượng Quan Ung ngày càng mờ nhạt, lịch sử ghi chép về ông cũng không rõ ràng. Do đó người viết cho rằng, rất có khả năng vào thời Thục Hán, Thượng Quan Ung ốm bệnh qua đời, nên không thể tham gia vào cuộc chinh phạt cùng Duy Khương.

Theo Nguyễn Lê/ Danviet