Bí ẩn sau chuyện tình đầy bi thương của vị Hoàng đế trẻ

Google News

Dù lên ngôi 'cửu ngũ chí tôn', nhưng vị Hoàng đế trẻ lại không hạnh phúc như những gì mọi người thường nghĩ. Đời sống riêng tư đầy đau khổ và chán nản với bất mãn khi tại vị nên ông hoàng này đã nhiều lần muốn xuống tóc đi tu.
 

Trong dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn lưu truyền bằng miệng một câu chuyện đầy ly kỳ vị về Hoàng đế trẻ vì thất tình mà xuống tóc đi tu. Câu chuyện này đầy rẫy những bi thương và uẩn khúc. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm Hoàng đế Thuận Trị chính là người được nhắc đến trong câu chuyện đó. Tên thật là Phúc Lâm, hiệu Thuận trị. Ông là Hoàng đế đầu tiên của Mãn Thanh, sinh vào năm 1638. Tới năm 1644, khi vừa lên 6 tuổi, Thuận Trị được lựa chọn trở thành người kế vị ngai vàng của người cha Hoàng Thái Cực vừa mất. Năm 1661 Thuận Trị đột ngột qua đời ở tuổi 24. Cái chết của ông vẫn là đề tài tranh cãi chưa bao giờ kết thúc của giới khoa học.
Bi an sau chuyen tinh day bi thuong cua vi Hoang de tre
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 
Khi ấy Thuận Trị rất yêu thương và sủng ái một phi tần tên Đổng Ngạc phi, nhưng không bao lâu vị phi tần này qua đời vì bạo bệnh. Ông cực kỳ đau xót, không lâu sau đó Hoàng đế Thuận Trị liền qua đời vì bệnh đậu mùa. Nhưng chuyện băng hà đột ngột của vị Hoàng đế trẻ không mấy thuyết phục, có lời đồn rằng: “trong hiếu lăng khi nhìn vào quan tài đều trống rỗng, vị Hoàng đế trẻ vì xót thương cho vị phi tần và chán ghét hồng trần nên đã xuất gia đi tu.”
Thực hư câu chuyện ra sao vẫn còn là bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Cho đến tận bây giờ chuyện Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị xuất gia đi tu vẫn được thêu dệt và thêm thắt vào nội dung trong phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca.
Hoàng đế Khang Hy chính là con trai của Thuận Trị, ông đã có 6 lần du ngoạn đến phía Tây của núi Ngũ Đài. Mục đích để thăm hỏi phụ hoàng của mình. Cũng trong thời đó khi đất nước biến động, Từ Hy Thái Hậu trốn chạy đã dẫn theo Hoàng đế Quang Tự đến đó lánh nạn, vì thế có nhiều lời đồn đoán rằng núi Ngũ Đài chính là nơi Thuận Trị xuống tóc đi tu.
Thực ra những điều trên đều không có cơ sở khoa học, việc Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị muốn xuất gia là có thật vì ông là người có cơ duyên với Phật giáo và am hiểu về đạo Phật. Năm 12 tuổi, khi bắt đầu cai quản công vụ triều đình, ông đã vô tình có cơ duyên quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Trong một lần săn bắn, gặp được pháp sư và trò chuyện cùng ông, vị Hoàng đế trẻ ngày càng hứng thú với Phật giáo. Ông thường xuyên thỉnh các cao tăng của Phật giáo đến Vạn Thiện điện. Ông bắt đầu tin và cho rằng ngôi 'cửu ngũ chí tôn' đứng đầu thiên hạ của bản thân vốn chỉ là phù du, cõi tạm. Chính vì vậy Phật giáo đối với Thuận Trị ngày càng sâu sắc và trong tâm tư nhiều lần ông luôn muốn xuất gia.
Ngồi trên ngôi Hoàng đế nên bắt buộc ông phải có thê thiếp, Hoàng hậu đầu tiên của ông xuất thân từ gia tộc Bác Nhĩ Cát Đặc thị của thái hậu Hiếu Trang nên vô cùng kiêu kỳ, ngạo nghễ và không để ai vào mắt. Nhiều lần vị Hoàng hậu này chọc giận Thuận Trị nên bị ông phế bỏ. Hoàng hậu thứ hai cũng là cháu của thái hậu Hiếu Trang, tuy hiền lành nhưng quá nhu nhược và vô dụng, vì nển mặt Thái hậu nên Thuận Trị cũng không đả động đến nàng. Các vị phi tần khác cũng mỗi người một tính, ngu ngốc có tài giỏi có. Cái chết của Đổng Ngạc phi là cú sốc khiến Thuận Trị muốn bỏ hồng trần mà xuất giá.
Đổng Tiểu Uyển chính là Đổng Ngạc phi, một trong tám vị mỹ nữ ở Tần Hoài. Chuyện kể nàng vốn là vợ của một người lính chết trận, truyền thuyết khác lại nói Đổng Ngạc Thị vốn là em dâu vợ của Tương vương. Xuất thân của vị phi tần này đến nay vẫn còn là bí ẩn chưa giải thích được. Theo ghi chép trong “Thanh sử cảo hậu phi truyền” thì nàng là ái phi được Thuận Trị sủng ái nhất.
Đổng Ngạc phi là hoàng quý phi của Thuận Trị, bà sinh cho ông một hoàng tử, tuy là tứ hoàng tử nhưng vô cùng được Hoàng đế yêu quý. Trong mắt ông, nàng phi tần này là người hiền lành, lương thiện, luôn biết quan tâm chu đáo đến việc ăn mặc đi lại của Hoàng đế. Không những vậy nàng lại vô cùng thông minh, đa tài và am hiểu về Phật pháp. Đối với trên dưới nàng đầu biết cách đối nhân xử thế, không bao giờ làm Hoàng đế phải phiền lòng. Tuy nhiên sự việc đau lòng đã diễn ra khi nàng sinh hoàng tử chưa tròn một 100 ngày thì qua đời. Hoàng đế đau xót nhất mực ép Thái hậu truy phòng nàng là Hoàng hậu và tổ chức tang lễ long trọng. Chỉ 4 tháng khi sủng phi qua đời, Hoàng đế băng hà theo nhưng có một số truyền thuyết lại nói rằng ông xuất gia đi tu.
Hiện tại cái chết của vị Hoàng đế trẻ này vẫn là khúc mắc chưa tháo gỡ được của các nhà khoa học. Dù sự thật có ra sao thì Thuận Trị vẫn là vị vua đa tài, giàu lòng nhân ái và là vị Hoàng đế chung tình hiếm có trong lịch sử Trung Hoa.
Theo Như Ý/Doanhnghiepvn